Saturday, 23/11/2024 | 10:05 GMT+7

Nhóm G20 cần tăng cường chính sách “xanh” để thúc đẩy phát triển kinh tế

18/04/2012

Trước thềm cuộc họp của các Bộ trưởng tài chính nhóm G20, các nước phát triển, trong đó có Anh và Mỹ, được kêu gọi là cần đưa ra các chính sách rõ ràng và đáng tin cậy hơn để thúc đẩy đầu tư vào các dự án “xanh”.

Hôm nay, trước thềm cuộc họp của các Bộ trưởng tài chính nhóm G20, các nước phát triển, trong đó có Anh và Mỹ, được kêu gọi là cần đưa ra các chính sách rõ ràng và đáng tin cậy hơn để thúc đẩy đầu tư vào các dự án “xanh”.

Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn hôm nay sẽ đưa ra  một báo cáo đề xuất về việc các chính sách “xanh” có thể ngăn cản việc khu vực tư nhân tiếp tục tích trữ và đầu tư vào những tài sản phi rủi ro như các trái phiếu chính phủ.

3fccfb4cd_g20.jpg

Tác giả của báo cáo này, ông Dimitri Zenghelis  phát biểu: “Chỉ đưa ra chính sách phát triển các-bon thấp thì sẽ không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng nợ công ở các nền kinh tế phát triển, tuy nhiên, những chính sách này đóng vai trò quan trọng trong một giải pháp đáng tin cậy, cùng với những biện pháp khác như mở rộng tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi cấu trúc, thúc đẩy cạnh tranh và tự do hóa.”

Ông nói tiếp: “Trong ngắn hạn, những chính sách “xanh” đáng tin cậy có thể tăng cường lòng tin của mọi người, thúc đẩy các hoạt động kinh tế miễn là các rủi ro phải được hạn chế tới mức mà các nhà đầu tư có thể coi việc đầu tư vào các lĩnh vực xanh là biện pháp tốt hơn và mang lại lợi nhuận ròng cao hơn thay vì để tiền dưới dạng các tài sản phi rủi ro với lãi suất bằng 0”.

Bản báo cáo được đưa ra trước các cuộc gặp mặt của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) diễn ra tại Washington khai mạc vào thứ năm và thứ sáu này. Trong các cuộc gặp mặt này, các Bộ trưởng tài chính sẽ thảo luận về cách thức để thúc đẩy sự hồi phục yếu ớt của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.”

Tuần trước bà Christine Lagarde, giám đốc IMF, đã kêu gọi chính phủ các nước tiếp tục hành động để tránh không rơi vào khủng hoảng lần hai. Đồng thời, bà cũng cảnh báo “bức tường phòng vệ” của khu vực đồng Euro chống lại cuộc khủng hoảng nợ công chỉ là một phần trong giải pháp này.

Trong báo cáo của mình, ông Zenghelis lập luận rằng trong khi các chính phủ không thể bù đắp tiết kiệm tư nhân bằng các khoản vay thêm, họ có thể tăng cường niềm tin của nhà đầu tư bằng việc sử dụng các công cụ chính sách được lựa chọn kỹ lưỡng để thúc đẩy đầu tư công, ví dụ như đánh thuế các-bon, tăng cường chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển hay ban hành quy định dán nhãn môi trường cho sản phẩm.

Bản báo cáo cũng cho biết: “Thị trường hiện tại không thiếu nguồn vốn tư nhân, tuy nhiên thiếu các cơ hội rõ ràng cho nhà đầu tư.”

Báo cáo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi hai công ty Bloomberg New và Energy Finance and Clean Energy Pipeline đều đưa ra những báo cáo cho thấy đầu tư cho năng lượng sạch trong quý một năm 2012 đã rơi xuống mức thấp nhất trong những năm trở lại đây.

Kim Anh (theo businessgreen.com/)