Wednesday, 13/11/2024 | 02:56 GMT+7

ADB kêu gọi châu Á phát triển năng lượng sạch

11/04/2013

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhấn mạnh, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới và sạch hơn là điều kiện cần thiết để châu Á có thể duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh trong các thập niên tới.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhấn mạnh, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới và sạch hơn là điều kiện cần thiết để châu Á có thể duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh trong các thập niên tới. Với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm là 6%, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á sẽ đóng góp 44% cho tổng GDP của thế giới vào năm 2035.

19b7476d4_bai_do_xe_nang_luong_mat_troi.jpg

ADB khuyến cáo, châu Á sẽ phải thúc đẩy hơn nữa các nguồn năng lượng có thể tái tạo như phong điện, mặt trời và nhiên liệu sinh học

Với kịch bản “Thế kỷ châu Á” này, thị phần năng lượng của châu Á trên toàn cầu sẽ tăng từ mức 30% năm 2010 lên 51-56% năm 2035. Nếu không được đáp ứng đủ về năng lượng, các nền kinh tế châu lục sẽ phải giảm bớt tham vọng tăng trưởng.

Nếu không có những thay đổi lớn trong cách thức sử dụng, tiêu thụ dầu mỏ của châu Á sẽ tăng gấp đôi, tiêu thụ khí đốt tăng gấp ba, còn tiêu thụ than tăng tới 81%. Một vấn đề đối với châu Á là khi chỉ chiếm 9% trữ lượng dầu mỏ đã được kiểm chứng của toàn cầu, khu vực này sẽ phải tăng gần gấp 3 lượng dầu nhập khẩu vào năm 2035 và vì vậy, sẽ dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc về nguồn cung.

Theo ADB, cách thức sử dụng năng lượng hiện nay của châu Á là không bền vững, khi gây ra những tác động nghiêm trọng đối với môi trường và tạo sự khác biệt giữa nước giàu và nước nghèo trong tiếp cận nguồn năng lượng. ADB đưa ra nhận định, lượng khí thải ở châu Á sẽ tăng gấp đôi nếu khu vực này không hạn chế nhu cầu vốn đang tăng cũng như không phát triển các nguồn năng lượng sạch hơn.

ADB khuyến cáo châu Á sẽ phải thúc đẩy hơn nữa các nguồn năng lượng có thể tái tạo như phong điện, mặt trời và nhiên liệu sinh học. ADB cũng nhấn mạnh, các nước sẽ không thể tự mình giải quyết được nhu cầu về điện nên cần có sự kết nối mạng lưới điện để có thể nâng cao hiệu quả, cắt giảm chi phí và tận dụng điện dư thừa. Với việc tăng cường hợp tác, thị trường năng lượng xuyên Á có thể raj V đời vào năm 2030.

Theo Năng Lương Việt Nam