Saturday, 23/11/2024 | 00:49 GMT+7

Nhiều hoạt động bảo vệ môi trường - sản xuất sạch hơn tại Nam Định

21/09/2015

Ngày 19/9, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn với chủ đề "Hãy hành động vì môi trường nông thôn bền vững” đã được UBND tỉnh Nam Định hưởng ứng và thực hiện nhằm tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường khu vực nông thôn.

Ngày 19/9, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn với chủ đề "Hãy hành động vì môi trường nông thôn bền vững” đã được UBND tỉnh Nam Định hưởng ứng và thực hiện  nhằm tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường khu vực nông thôn.

Để hưởng ứng “Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các ngành căn cứ điều kiện thực tế, tổ chức hoạt động cộng đồng như: lễ mít tinh hoặc các hoạt động thiết thực phù hợp với địa phương; treo băng rôn, pa-nô, áp phích, khẩu hiệu về chủ đề môi trường tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan làm việc, khu vực đông người, diễu hành, cổ động BVMT.

Ngoài ra, từ đầu năm 2015 đến nay, Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Nam Định còn triển khai dự án hỗ trợ nông nghiệp carbon thấp do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ trên toàn tỉnh với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi thông qua việc mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học tái tạo nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Phương thức này cho phép quản lý chất thải chăn nuôi tận dụng triệt để nguồn năng lượng khí gas phục vụ đời sống sinh hoạt như: đun nấu, thắp sáng, sưởi ấm chuồng trại...

Các chương trình sản xuất sạch hơn nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làng nghề ở nông thôn cũng được Sở Công Thương cùng các ngành chức năng, các địa phương quan tâm đẩy mạnh như: hỗ trợ kinh phí xây dựng hố ga chứa nước thải, xây ống khói giảm thiểu bụi tại các làng nghề cơ khí…. Đến nay, tình hình ô nhiễm công nghiệp ở vùng nông thôn đã được tăng cường kiểm soát và từng bước cải thiện thông qua việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từ khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp (CCN).

Tại các khu, CCN đã đi vào hoạt động được quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ, kinh doanh trong các khu, CCN đạt 100%.

Theo Kinh tế Việt Nam