Tuesday, 24/09/2024 | 19:34 GMT+7

Ứng dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời trong sản xuất công nghiệp

30/06/2010

Ông Trần Văn Tùng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành cho biết, qua hệ thống năng lượng mặt trời nước được đun sôi ở nhiệt độ trung bình từ 28 đến 600c, sau đó được đưa vào bình chứa để sử dụng vào khâu vệ sinh mỡ cá trong quá trình chế biến. Nếu đun nước sôi bằng điện thông thường Công ty phải mất 36kWh/1m3 nước, trong khi sử dụng máy nước nóng bằng năng lượng mặt trời chỉ mất 2kWh điện để bơm nước

Là doanh nghiệp chuyên chế biến cá tra xuất khẩu, Công ty TNHH Đại Thành (Song Thuận, Châu Thành, Tiền Giang) đã mạnh đạn đầu từ hệ thống dụng máy nước nóng bằng năng lượng mặt trời trong quá trình sản xuất góp phần tiết kiệm năng lượng rất lớn. Đây là đơn vị sản xuất công nghiệp đầu tiên trên địa tỉnh Tiền Giang ứng dụng năng lượng mặt trời phục vụ cung ứng nước nóng.

 

Với đặc thù là ngành chế biến thủy sản, lượng chất thải như mỡ cá, máu cá là rất lớn, hàng ngày Công ty TNHH Đại Thành phải dùng nước đun sôi ở nhiệt độ trung bình 600c để tẩy rửa vệ sinh các thiết bị, dây chuyền sản xuất mới đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Công ty hiện đang sản xuất khoảng 60 tấn nguyên liệu cá tra mỗi ngày nên lượng chất thải rất lớn. Việc lắp đặt hệ thống máy nước nóng năng lượng mặt trời giúp giúp đảm bảo vệ sinh thiết bị chế biến, nhà xưởng, rất phù hợp với nhu cầu sản xuất của Công ty.


 may_nuoc_nong_tai_Dai_thanh.jpg

Ông Trần Văn Tùng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đại Thành cho biết, qua hệ thống năng lượng mặt trời nước được đun sôi ở nhiệt độ trung bình từ 28 đến 600c, sau đó được đưa vào bình chứa để sử dụng vào khâu vệ sinh mỡ cá trong quá trình chế biến.


Nếu đun nước sôi bằng điện thông thường Công ty phải mất 36kWh/1m3 nước, trong khi sử dụng máy nước nóng bằng năng lượng mặt trời chỉ mất 2kWh điện để bơm nước. Với công suất sử dụng 13 m3 nước/ngày, Công ty tiết kiệm được 442 kWh điện tương đương đem lại lợi nhuận tiết kiệm về kinh tế 442.000 đồng/ngày. Với tần suất làm việc 3 ca/ ngày, trên 300 ngày/năm, ước tính mỗi năm công ty có thể tiết kiệm gần 150 triệu.

 
Với hệ thống cung ứng nước nóng năng lượng mặt trời này, được biết doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí đầu tư tương đối cao, khoảng 30 triệu đồng/m3, cao gấp gần 10 lần so với đầu tư theo cách thông thường.

 
Tuy nhiên, đại diện Công ty cổ phần Năng lượng và Kỹ thuật lạnh Nam Việt (đơn vị cung ứng máy) thì hệ thống máy nước nóng bằng năng lượng mặt trời công suất 13.000 lít chỉ cần diện tích mái che 200 m2, sẽ giúp tiết kiệm một lượng điện trung bình hàng ngày tối đa 500 kWh, thời gian thu hồi vốn đầu tư là 2,5 năm, sử dụng miễn phí trong vòng 20 năm. Như vậy, rõ ràng doanh nghiệp mặc dù đầu tư ban đầu tương đối cao song hiệu quả về lâu dài là rất lớn.

 

Trần Liễu

 

Chỉ thị 20 Cẩm nang tiết kiệm điện