Saturday, 23/11/2024 | 05:58 GMT+7

Tiết kiệm năng lượng ở nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành

18/08/2010

Để giảm chi phí bằng cách tiết kiệm năng lượng và góp phần vào việc bảo vệ môi trường xanh, sạch , từ tháng 9/2008, nhà máy đã tiến hành thực hiện đánh giá SXSH và đề xuất 22 giải pháp SXSH, trong đó, 17 giải pháp quản lý nội vi, cải tiến, 2 giải pháp thay đổi thiết bị, 3 giải pháp tuần hoàn tái sử dụng. Đến nay, nhà máy đã thực hiện 15 trên tổng số 22 giải pháp với tổng mức đầu tư 9,8 tỷ đồng.

Nằm trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ A, nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành trực thuộc tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp tại Nghệ An thành lập từ năm 2003. Trong suốt 6 năm đó, nhà máy luôn gặp rất nhiều vấn đề về tiêu hao điện, khí thải, nước thải, ô nhiễm môi trường.

 

Để giảm chi phí bằng cách tiết kiệm năng lượng và góp phần vào việc bảo vệ môi trường xanh, sạch , từ tháng 9/2008, nhà máy đã tiến hành thực hiện đánh giá SXSH và đề xuất 22 giải pháp SXSH, trong đó, 17 giải pháp quản lý nội vi, cải tiến, 2 giải pháp thay đổi thiết bị, 3 giải pháp tuần hoàn tái sử dụng. Đến nay, nhà máy đã thực hiện 15 trên tổng số 22 giải pháp với tổng mức đầu tư 9,8 tỷ đồng.


 bot san 02.jpg


Bắt đầu từ hệ thống chiếu sáng, ban lãnh đạo nhà máy đã cho thay đồng loạt các loại bóng 40W sang bóng 36W. Một số vị trí sử dụng bóng cao áp 300W cũng được khuyến cáo chuyển sang bóng neon 40W. Giảm 1% tiêu thụ điện, tương ứng 152 kWh/tấn sản phẩm (tương đương 0,126 triệu VNĐ/ngày). Nhà mày dần thay thế bóng đèn chiếu sáng bằng các bóng đèn tiết kiệm điện năng. Nhờ đó, hàng năm nhà máy tiết kiệm khoảng 20 triệu đồng. Lợi ích sau khi áp dụng SXSH: tiết kiệm được 2kWh/tấn sản phẩm, tương đương tiết kiệm được 20 triệu đồng/năm, giảm phát thải 13.140 tấn CO2.

 

Tổng lượng nước sử dụng là 1.200 m3/ngày và nước thải ước tính vào khoảng 900 – 1000 m3/ngày. Phần nước còn lại nằm trong bã ẩm và bay hơi trong quá trình sấy. Để tránh tình trạng lãng phí nước, công ty lắp đặt các đồng hồ đo nước tại các vị trí sản xuất, kiểm tra và sửa các vị trí rò rỉ của đường ống nước, chống tràn bể. Trong quá trình rửa thiết bị phải tăng áp lực nước làm cho quá trình rửa đạt hiệu quả nhưng tiết kiệm nước.

 

“Hiện nay công ty đã và đang áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu bụi: vệ sinh sạch sẽ trong nhà xưởng; khống chế tốt các quá trình cháy đảm bảo nhiệt độ khói thải hợp lý. Giảm phát thải khí SO2 thông qua việc dần chuyển đổi nhiên liệu sử dụng cho đốt lò từ dầu sang một phần biogas. Đảm bảo môi trường sản xuất an toàn, có đầy đủ các điều kiện an toàn vệ sinh lao động cho công nhân, giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường” – Ông Trần Văn Long – Giám đốc nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành.

Ở công đoạn sấy, định mức tiêu hao cho mỗi tấn sản phẩm là 49,3 tấn dầu FO so với các doanh nghiệp sản xuất tương tự là cao (45 – 48 kg/tấn sản phẩm). Để khắc phục, Ban lãnh đạo nhà máy đã cho tiến hành kiểm tra hệ thống trao đổi nhiệt trong lò: bụi bám thành ống trao đổi nhiệt, ống trao đổi nhiệt hỏng. Song song là kiểm tra quá trình vận hành lò đốt: không khí cấp cho quá trình đốt, thao tác công nhân vận hành lò. Lắp đặt hệ thống trao đổi nhiệt nhằm tận dụng nhiệt thải khói lò cho mục đích khác. Kiểm tra bảo ôn lò, cải tạo lại lò đốt tăng hiệu suất trao đổi nhiệt.

 

Một trong số những giải pháp lớn mang tính then chốt đã được nhà máy thực hiện là sử dụng lượng vỏ và cùi thải sắn làm phân vi sinh cung cấp cho vùng nguyên liệu và bán ra thị trường. Giải pháp đã sử dụng công nghệ hoàn chỉnh từ Công ty cổ phần phân bón Fitohoomon. Sau khi sử dụng công nghệ này, nhà máy đã giải quyết được triệt để lượng chất thải rắn tồn tại, ngăn chặn nước rỉ rác ngấm xuống mạch nước ngầm và chảy ra các kênh suối. Tổng vốn đầu tư cho giải pháp trên khoảng 2,8 tỷ đồng, lợi ích kinh tế thu được khoảng 1,7 tỷ đồng/năm.

 

Giải pháp lớn thứ hai là lắp đặt thiết bị tách bã đồng thời có hệ thống sấy để giảm hàm lượng ẩm trong bã dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Bã tươi thường được bán cho các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi làm thức ăn gia súc. Giải pháp đã lựa chọn công nghệ ép tách nước và sấy bã bằng phương pháp tầng sôi, giải quyết triệt để lượng nước rỉ thoát ra từ quá trình đóng bao và vận chuyển. Nhờ đó mà hạn chế ô nhiễm chất lượng nước ngầm cũng như gây nguy hại cho cây trồng. Nhà máy đã đầu tư cho giải pháp gần 3,2 tỷ đồng, lợi ích thu được khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

 

Công ty đã hợp lý hoá quá trình sản xuất tránh cho công nhân tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao. Bảo ôn nhiệt cho các thiết bị sinh nhiệt và thường xuyên sửa chữa các vị trí rò rỉ, kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng các ống trao đổi nhiệt trong lò đốt.

 

Hoàng Tuyết