Friday, 22/11/2024 | 20:59 GMT+7

Việt Nam nên xây nhà tiết kiệm năng lượng

01/10/2010

Theo ThS.KTS Trần Quốc Bảo, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội, vào mùa hè, kính có thể hấp thụ nhiệt vào nhà, làm cho nhiệt độ phòng tăng lên, còn mùa đông lại truyền nhiệt trong nhà ra ngoài làm nhà lạnh đi. Do vậy, khi lắp cửa sổ kính, bạn nên chọn dùng kính hai lớp.

Thiết kế, lựa chọn vật liệu trong xây dựng để tận dụng những nguồn năng lượng "trời cho" là biện pháp thông minh và hữu hiệu để cắt giảm hóa đơn tiền điện hằng tháng cho ngôi nhà của bạn. 

 

Sáng nhờ nắng, mát nhờ  gió



Cửa sổ, cũng tương tự như cửa chính, có chức năng thu hút ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà, vừa giúp lấy  ánh sáng và lấy khí tươi vào nhà, giúp không khí  lưu thông làm cho ngôi nhà thoáng đãng.

 

KTS Phạm Minh Hiếu, Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long cho biết, khi thiết kế cửa sổ cho bất kỳ không gian kiến trúc nào cũng cần lấy sự đối lưu không khí làm trọng tâm. Tùy theo kết cấu của ngôi nhà và sở thích, có thể thiết kế kích cỡ cửa sổ khác nhau.

 

Tuy nhiên, cần chú ý rằng mỗi không gian sống trong nhà ở đều có một chức năng riêng. Do đó, việc bố trí cửa sổ nên chú ý đến sự cân đối, hợp lý cho từng không gian này. Đặc biệt, phòng khách là nơi cần có hệ thống cửa sổ lớn vì đây là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình nên cần nhiều ánh sáng và không khí.

 

nha TKNL.jpg

Tận dụng ánh sáng mặt trời sẽ giúp bạn cắt giảm được một khoản khá  lớn cho chi phí điện chiếu sáng.

 

Tuy nhiên, nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ vào nhà quá mạnh, sẽ mang theo khí nóng và các tia tử  ngoại không có lợi cho sức khoẻ. Bạn có thể sử dụng rèm cửa để tạo nên sự cân bằng ánh sáng cho ngôi nhà, ví dụ như rèm cửa dày và sẫm màu có thể giúp giảm bớt ánh nắng chói, trong khi rèm cửa mỏng, mờ đục sẽ thích hợp với nắng sáng chiếu vừa phải... Ngoài các cửa sổ chính và phụ cho ngôi nhà, bạn cũng có thể thiết kế các ô lấy ánh sáng trời cho ban công, cầu thang hay các góc khuất trong nhà.

 

Ở những vị trí này, có thể sử dụng gạch kính hoặc các tấm vách kính, vừa sang trọng, hiện đại, vừa có tác dụng cách nhiệt cho gian nhà. Bên cạnh việc lấy gió từ cửa sổ, các ống thông gió được bố trí khéo léo cũng giúp cung cấp khí mát trong mùa hè và khí ấm trong mùa đông.


Sử dụng cửa sổ thông minh 


Để tận dụng ánh sáng và không khí thiên nhiên, cửa sổ kính đóng mở được coi là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, các loại kính thông thường có tính cách nhiệt rất kém.

 

Theo ThS.KTS Trần Quốc Bảo, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội, vào mùa hè, kính có thể hấp thụ nhiệt vào nhà, làm cho nhiệt độ phòng tăng lên, còn mùa đông lại truyền nhiệt trong nhà ra ngoài làm nhà lạnh đi. Do vậy, khi lắp cửa sổ kính, bạn nên chọn dùng kính hai lớp.

 

Cửa sổ làm không gian nội thất được thông thoáng, đón gió và ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, vào mùa hè nắng gắt, khi mở cửa sổ, nhất là ở hướng tây, sẽ làm cho gian phòng trở nên ngột ngạt, oi bức khiến bạn phải dùng quạt hoặc bật máy điều hoà.

Ngược lại, vào mùa đông rét mướt lại mang không khí lạnh từ ngoài trời vào nhà buộc người ta phải sưởi ấm. Theo tài liệu của Cơ quan Năng lượng Hoa Kỳ, việc sử dụng cửa sổ một cách thông minh có thể giảm chi phí hóa đơn tiền điện hằng tháng của gia đình từ 10 - 25%.

Ở giữa hai lớp kính này nhà sản xuất sẽ làm chân không hoặc khí trơ khiến khả năng cách nhiệt và âm tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra, hiện nay cũng có những loại cửa kính có tráng lớp sơn phủ phản xạ ánh sáng để chống thoát nhiệt hay lớp màng dẻo trong suốt lên khung để trám khít các khe hở. Với các biện pháp mới này, kính có khả năng đáp ứng được cả hai yêu cầu là tiết kiệm năng lượng và cách nhiệt.

 

Cũng theo ThS.KTS Quốc Bảo, gạch kính cũng là một biện pháp tận dụng ánh sáng trời  để tiết kiệm năng lượng hiện đang được sử  dụng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, gạch kính có hạn chế là chỉ lấy được ánh sáng chung như lòng cầu thang, nhà vệ sinh...

 

Theo một số tài liệu, gạch kính có khoảng chân không với áp suất 0,3atm, có khả năng cách nhiệt cao hơn gạch bình thường. Ngoài ra, gạch kính cũng đảm bảo về độ chắc chắn vì thế khi thay thế tường gạch ở một số vị trí nhất định vẫn đảm bảo tốt vấn đề an ninh mà không cần rào chắn bảo vệ.

 

 Theo bee.net