Wednesday, 13/11/2024 | 02:57 GMT+7

Cánh đồng gió ngoài khơi có ích cho đa dạng sinh học

24/08/2011

Sau khi nghiên cứu cánh đồng gió gần Cánh đồng phong năng Egmond aan Zê quy mô lớn đầu tiên tại bờ biển phía Bắc Hà Lan, các nhà nghiên cứu Hà Lan đã chỉ ra rằng chim thường bay tránh xa các tuabin gió ngoài khơi. Trong khi đó, các sinh vật biển lại tìm được chỗ sinh sống mới.

Sau khi nghiên cứu cánh đồng gió gần Cánh đồng phong năng Egmond aan Zê quy mô lớn đầu tiên tại bờ biển phía Bắc Hà Lan, các nhà nghiên cứu Hà Lan đã chỉ ra rằng chim thường bay tránh xa các tuabin gió ngoài khơi. Trong khi đó, các sinh vật biển lại tìm được chỗ sinh sống mới. Như vậy, cánh đồng gió ngoài khơi gần như không có tác động tiêu cực tới cuộc sống tự nhiên, thậm chí nó còn mang lại nhiều ích lợi cho những loài sống dưới biển. Nghiên cứu được tài trợ bởi NoordzeeWind, nằm trong khuôn khổ dự án hợp tác của Nuon and Shell Wind Energy.  

Những người phản đối phong năng thường đưa ra các tranh luận rằng cánh đồng gió có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới số lượng chim, một vài người còn lo lắng rằng các cánh đồng gió ngoài khơi có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống của các loài sinh vật biển.

03bfb5dca_offshore_windpower_farm.jpg

Tuy nhiên, giáo sư Lan Lindeboom từ Viện nghiên cứu hệ sinh thái và tài nguyên biển tại Trung tâm nghiên cứu và Đại học Wageningen cho biết nghiên cứu mới này mới đưa ra được một vài bằng chứng về tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên ở địa phương. Ông cho biết: “Có khá ít loài tránh cánh đồng gió. Nhưng dù sao, nó cũng mang lại chỗ sinh sống mới cho các sinh thế sống dưới nước như trai, hải quỳ, cua, do đó, nó làm tăng đa dạng sinh học. Đối với cá và các loài động vật có vú, nó mang lại một nơi tĩnh lặng trong một vùng biển ven bờ khá huyên náo”.


Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh: tuabin giúp bảo vệ cá tuyết, và rằng có thể nghe thấy âm thanh của cá heo thường xuyên hơn so với khi chúng ở ngoài cánh đồng gió. Trong khi đó, các loài chim biển như chim ó biển có xu hướng tránh xa tuabin, còn mòng biển có vẻ như không sợ sệt. Thêm vào đó, số lượng chim cốc cũng tăng lên.

Trong bài báo xuất bản trên tờ Environmental Research Letters, các nhà nghiên cứu cho biết: “Số lượng các loài chim đâm vào tua bin vẫn chưa được xác định cụ thể, song theo quan sát và tính toán, con số này khá nhỏ”.

Nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của các cánh đồng gió sẽ phụ thuộc vào vị trí của chúng. Song, cánh đồng gió ngoài khơi có thể mang lại nhiều môi trường sống đa dạng, thậm chí giúp tự nhiên phục hồi sau tác động của hoạt động đánh bắt cá, ô nhiễm, tràn khí và dầu cũng như hoạt động hàng hải.

Dù vậy, nghiên cứu cũng thừa nhận các cánh quạt quay có thể gây ra những tác động mạnh tới một số loài chim. Họ đề xuất rằng cánh đồng gió đặt tại những nơi nhất định có thể giảm những tác động có thể xảy ra.

Lê My (theo businessgreen)