Saturday, 16/11/2024 | 11:55 GMT+7

Windlens - thiết kế tuabin gió mới của Nhật Bản

01/01/2012

Thời điểm thảm họa hạt nhân tàn phá Fukushima cũng là lúc hệ thống tuabin gió mới được trường Đại học Kyushu đưa vào thử nghiệm, hứa hẹn sản xuất điện năng gấp 2-3 lần so với tuabin gió truyền thống.

Thời điểm thảm họa hạt nhân tàn phá Fukushima cũng là lúc hệ thống tuabin gió mới được trường Đại học Kyushu đưa vào thử nghiệm, hứa hẹn sản xuất điện năng gấp 2-3 lần so với tuabin gió truyền thống.

Giáo sư Yuji Ohya chuyên về động lực học năng lượng tái tạo và năng lượng cơ học ứng dụng và nhóm nghiên cứu của ông tại Đại học Kyushu đã tạo ra tua bin gió có tên gọi là Windlens. Chi phí điện gió từ thiết kế này có thể xuống thấp hơn chi phí sử dụng than đá hay năng lượng hạt nhân. 

f22a75701_windlens.png

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Kyushu nhận ra rằng nếu gắn một vòng quanh chu vi của cánh quạt, tốc độ gió chạy nhanh qua vùng cánh quạt quay sẽ nhanh gấp từ 2-3 lần so với trước kia, sự tập trung của các luồng gió cũng lớn hơn. Thêm vào đó, tua bin này cũng an toàn hơn nhờ quây cạnh bên ngoài của cánh quạt và ô nhiễm tiếng ồn được giảm đi so với các thiết kế trước.

Để tận dụng lợi thế về tiềm năng năng lượng gió ven biển Nhật Bản, nhóm nghiên cứu cũng thiết kế đế hình lục giác cho nhóm các tuabin, nhờ vậy sẽ giúp hạ thấp chi phí, nhưng vẫn đủ mạnh để chịu được điều kiện ở biển. Ngoài ra để cải tiến cấu trúc tổng thể của các tuabin truyền thống, cơ sở cũng sẽ làm cho nó dễ dàng hơn để liên kết các tuabin khác trên biển và mở rộng nền tảng.

Giáo sư Yusaku Kyozuka cho biết: "Tôi tin rằng tuabin gió ngoài khơi kiểu này sẽ trở thành một nguồn năng lượng đáng tin cậy nếu an toàn được đảm bảo và có chi phí ổn định để vận hành nó trên bề mặt biển rộng lớn”.

Mặc dù đơn giản, song nó cần có quy hoạch công nghệ phức tạp và được thử nghiệm trên phạm vi rộng.

Trong giai đoạn thử nghiệm, một số loại tua-bin được thiết kế với các mức năng lượng khác nhau. Tính đến tháng Ba năm nay, hai nhóm  tua-bin với công suất 7-10 KW (đường kính cánh quạt 12,8 mét) đã được cài đặt trong khuôn viên trường Đại học Kyushu để thử nghiệm thực địa.

Các tuabin nhỏ hơn với công suất 3 đến 5 KW (đường kính cánh quạt 2,5 m) đã được lắp đặt tại nhiều địa điểm, như dự án thủy lợi sa mạc tại tỉnh Cam Túc (Trung Quốc), một số vùng ven biển tại thành phố Fukuoka (Nhật Bản).

Tuy nhiên, việc thử nghiệm khá mất thời gian, có thể là vài tháng cho tới 2 năm trước khi nó có tác động đáng kể hệ thống năng lượng của Nhật Bản. Theo ông Chris Takashi Matsuuar, cộng tác viên làm việc tại Anh, thế giới đã đặt nhiều kì vọng vào Windlens. Nó sẽ có tác động lớn đối với việc sản xuất điện năng Nhật Bản, Anh, EU, Mỹ, Canada và nơi khác khác trên thế giới, ngay khi việc thử nghiệm cho kết quả tốt.

Lê My (theo oilprice)