Saturday, 16/11/2024 | 06:53 GMT+7

Ý tưởng cải tiến đèn LED từ ‘cá tàng hình’

31/10/2012

Theo nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một thủ thuật ngụy trang trước kẻ thù bằng lớp vảy bí mật của một loài cá da ánh bạc. Phát hiện này đã gợi mở ý tưởng cho các nhà khoa học trong việc cải tiến các thiết bị quang học như đèn LED.

Theo nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một thủ thuật ngụy trang trước kẻ thù bằng lớp vảy bí mật của một loài cá da ánh bạc. Phát hiện này đã gợi mở ý tưởng cho các nhà khoa học trong việc cải tiến các thiết bị quang học như đèn LED.

2b1fd4a50_ca.jpg

Lớp tinh thể đơn trên vảy của những loài cá này sẽ phân cực ánh sáng phản chiếu tới để làm ẩn hình dạng của chính nó.

Theo The Register, bên cạnh các ứng dụng về lượng tử ánh sáng, các thiết bị phân cực cũng có những ưu điểm và tính ứng dụng riêng. Các nhà khoa học đã thử nghiệm nghiên cứu cá mòi và cá trích như những vật thể phản chiếu ánh sáng không phân cực và qua đó cho thấy những kết quả thú vị bất ngờ.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, những loài cá phản chiếu ánh sáng không phân cực này có hai loại tinh thể phản xạ trên da. Các tinh thể này là guanine, một trong những thành phần của phân chim. Lớp tinh thể đơn trên vảy của những loài cá này sẽ phân cực ánh sáng phản chiếu tới để làm ẩn hình dạng của chính nó.

“Các loài cá đã phát triển lớp da đặc biệt này để tàng hình trước các loài cá săn mồi như cá heo và cá ngừ”, tiến sĩ Robert giải thích.

Những con cá đã tìm ra cách hạn chế tối đa các cách phản xạ ánh sáng để chống chọi với kẻ thù trong môi trường sinh tồn. Điều này giúp chúng thích nghi được với ánh sáng đa tầng dưới đại dương, khiến chúng trở thành những kẻ tàng hình bí ẩn nhất.

Các nhà khoa cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng ý tưởng này trong việc sử dụng hiệu quả hơn các thiết bị quang học tiết kiệm điện như đèn LED trong lĩnh vực lượng tử ánh sáng.
Theo VietNamNet