Wednesday, 13/11/2024 | 05:33 GMT+7
Quá trình hoạch định
năng lượng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và tùy thuộc vào cách tiếp cận với
mục đích như thế nào đối với quản lý năng lượng. Tuy nhiên, một ý nghĩa của
thuật ngữ phổ biến là quá trình phát triển các chính sách dài hạn về năng lượng
để giúp định hướng chiến lược trong tương lai của một tổ chức, một địa phương,
quốc gia, khu vực hoặc thậm chí các hệ thống năng lượng toàn cầu. Về mặt vĩ mô,
hoạch định năng lượng thường được tiến hành trong các tổ chức Chính phủ, nhưng
cũng có thể được thực hiện bởi các tập đoàn năng lượng lớn như công ty điện
lực, tập đoàn dầu và sản xuất khí, thậm chí trong một hoạch định chiến lược của
tổ chức sử dụng năng lượng. Hoạch định năng lượng có thể được thực hiện với đầu
vào từcác bên liên quan khác nhau rút ra từ các cơ quan chính phủ, các địa
phương, các tổ chức và các nhóm lợi ích khác
Xét trong một góc độ
quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 : 2011 của một tổ chức, mục 4.4
Hoạch định năng lượng là quá trình quan trọng nhất khởi đầu của mô hình PDCA
của tiêu chuẩn và bao gồm yêu cầu từ 4.4.1, 4.4.2 đến 4.4.6, chúng ta xem Hình
1 dưới đây:
Hoạch định năng lượng bản thân nó mang tính kết nối cam kết của Lãnh đạo trong tuân thủ các yêu cầu của luật pháp, nó cung cấp khuôn khổ,các phương tiện và nguồn lực cho việc xem xét năng lượng, xây dựng đường cơsở năng lượng ban đầu, thiết lập EnPI và xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng của tổ chức cũng như hành động quản lý tương ứng. Tầm quan trọng của quá trình này được nhấn mạnh đến mức được đưa vào xem xét của lãnh đạo khi giai đoạn này hoàn thành, chúng ta có thể xem mục A.7.1 của Annex A được chỉ rõ:
Việc xem xét quản lý
nên bao gồm phạm vi của hệ thống quản lý năng lượng, mặc dù không phải tất cả
các yếu tố của hệ thống quản lý năng lượng cần phải được xem xét cùng một lúc
và quá trình xem xét có thể diễn ra trong một khoảng thời gian. Điều này có thể
hiểu là việc xem xét các yêu tố của hệ thống quản lý năng lượng có thể diễn ra
tại những thời điểm khác nhau trong quá trình thực thi EnMS tại tổ chức.
Vậy quá trình hoạch
năng lượng theo ISO 50001 được thực thi như thế nào tại các tổ chức ? Chúng ta
hãy xem yêu cầu 4.4.1 Tổng quát: Tổ
chức phải kiểm soát và lập văn bản quá trình hoạch định năng lượng. Hoạch định
năng lượng phải nhất quán với chính sách năng lượng và phải hướng tới các hoạt
động cải tiến liên tục hiệu suất năng lượng.
Hoạch định năng lượng
phải bao hàm việc xem xét các hoạt động của tổ chức có thể ảnh hưởng tới hiệu
suất năng lượng.Và tiếp theo là 5 nhóm yêu cầu nhỏ từ 4.4.2 đến 4.4.6 của ISO
50001. Điều này thật không đơn giản khi một loạt khái niệm quan trọng như vậy
về quản lý năng lượng được nêu ra nhưng không chỉ rõ cách thực thực hiện như
thế nào. Hình 2 dưới đây được chỉ dẫn trong tiêu chuẩn ISO 50001 nhằm làm rõ
hơn quá trình này:
Hoạch định năng lượng thường được tiến hành
bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận tích hợp với công cụ đồ thị và phân
tích kỹ thuật, lấy trọng tâm xem xét năng lượng trong quá khứ và hiện tại, bao
gồm cả việc cung cấp các nguồn cung cấp năng lượng và vai trò của năng lượng
hiệu quả trong việc giảm nhu cầu cường độ sử dụng năng lượng. Việc xem xét chỉ
ra khu vực tiêu thụ năng lượng trọng điểm trong một tổ chức (gọi là SEU’s), các
cơ hội cải tiến hiệu suất năng lượng và các ưu tiên có tính đến các biến số
liên quan đến sử dụng năng lượng trọng điểm và hiêu suất hiện tại. Hoạch định
năng lượng luôn phản ánh kết quả của đầu ra của nó như đường cơ sở năng lượng,
chỉ số EnPI, mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng và xác lập một kế hoạch hành động
tương ứng nhằm đạt được mục đích đề ra. Trong ánh sáng của những phát triển
tiêu chuẩn ISO 50001 và ISO 50004, có vẻ ai đó nói không ngoa rằng một xu hướng
mới trong việc hoạch định năng lượng được gọi là Kế hoạch năng lượng bền vững,
một cách tiếp cận toàn diện hơn cho vấn đề quy hoạch cho các nhu cầu năng lượng
trong tương lai đối với một tổ chức.
Khái niệm xem xét năng
lượng (Review energy) trong tiêu chuẩn ISO 50001 là bao trùm hơn so với khái
niệm kiểm toán năng lượng (Audit energy) trong quá trình hoạch định năng lượng
và kiểm toán năng lượng được thực hiện theo một yêu cầu cụ thể nào đó với phạm
vi nhất định, ví dụ theo hợp đồng. Kiểm toán năng lượng là một công cụ tuyệt
vời để xác định các yếu tố kỹ thuật cho các cơ hội cải tiến hiệu suất năng
lượng. Tôi cũng tin rằng cả 2 là những công cụ tốt để giúp xác định tình hình
năng lượng hiện nay nhưng kiểm toán năng lượng không phải là yêu cầu bắt buộc
của tiêu chuẩn này. Tuy nhiên cả hai có thể được sử dụng bởi một tổ chức trong
quá trình hoạch định năng lượng.
Trong cách tiếp cận đầy đủ nhất đối với việc hoạch định năng lượng của Dự án
IEE-Vietnam (Dự án hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tổ chức UNIDO), các chuyên
gia năng lượng của tổ chức UNIDO đã đào tao 3 ngày 16-18.05.2012 tại Hà Nội
(Mr. Richard Morrison and Mr. Bo Kuraa) đã chỉ rõ thêm các yếu tố ảnh hưởng như
tiêu chỉ bảo trì, thông số vận hành và những người tác động đáng kể đến hiệu
suất năng lượng của SEU’s. Hình 3 dưới đây:
Ngoài ra khi xác định các EnPI và đường cơ sở
năng lượng, nhận dạng các cơ hội cải tiến được xác định kèm theo một kế hoạch
đo lường hiệu suất, kiểm soát vận hành và kế hoạch đào tạo.
Cuối cùng trong bài viết này không tham vọng chỉ ra một Hoạch định
năng lượng điển hình mà chỉ ra một sự kết nối của tiêu chuẩn ISO 50001 và kinh
nghiệm phát triển các dự án năng lượng hiệu quả của tổ chức UNIDO nhằm hiểu rõ
hơn và áp dụng EnMS hiệu quả hơn.
Phan Tuấn Hùng chuyên gia đánh giá trưởng Hệ thống quản lý năng lượng
theo ISO 50001, Công ty TNHH TUVNORD Việt Nam.