Monday, 18/11/2024 | 13:51 GMT+7

Cải tiến xe đạp thành xe đạp điện

07/02/2007

Kỹ sư Nguyễn Minh Quốc Bảo (ĐT : 0903.808.419), Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM vừa nghiên cớu thiết kế thành công kiểu xe đạp điện mới, thay vì phải mua gói một xe đạp điện thì người sử dụng có thể tận dụng xe đạp bình thường có sẵn, lắp thêm động cơ điện và hệ thống truyền động vào sườn xe là có thể chạy được.

Ngoài ra do động cơ điện được thiết kế đặt ở vị trí trên cao nên xe có thể chạy tốt khi đường bị ngập nước. Xét về chất lượng sử dụng thì gần như tương đương với các loại xe đạp điện hoàn chỉnh chuyên dụng bán ở thị trường, nhưng giá thành thì rẻ hơn nhiều. Cụ thể xe đạp điện Trung Quốc hiện khoảng 4-5 triệu đồng/xe, của Nhật thì cao hơn (từ 4,9 triệu đồng/xe), xe trong nước sản xuất cũng phải từ 3,4 triệu đồng. Với nghiên cứu của KS. Quốc Bảo, chỉ cần tốn thêm khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng là đã có một chiếc xe đạp điện (tất nhiên là phải có sẵn xe đạp loại bình thường, để lắp động cơ điện vào).

Kỹ sư Nguyễn Minh Quốc Bảo cho biết, trên khung e đạp được gắn động cơ điện một chiều, qua bộ giảm tốc bánh răng để giảm tốc động cơ điện, thông qua bộ truyền xích riêng để truyền lực cho bánh xe sau. Tốc độ chạy xe được điều khiển bằng tay vặn bên phải, tương tự sự điều khiển ga trên xe gắn máy. bảng mạch điều khiển được lắp ở trong hộp chứa ắc quy. Việc cải tiến này có ưu điểm là giá thành không cao, lắp ráp đơn giản, có thể lắp cho hầu hết các xe đạp bình thường hiện có bán trên thị trường mà không cần phải cải tạo khung sườn, khối lượng lắp thêm không quá nặng (2,3kg), khi ở chế độ đạp cũng rất nhẹ (vì trọng lượng của xe không tăng thêm bao nhiêu)…. Hạn chế của mẫu xe đạp điện này do yên sau được tận dụng đặt thiết bị, nên xe chỉ chạy cho 1 người, không chở được.

Mức tiêu hao năng lượng bước đầu được tính toán như sau: hai bình ắc quy (12 V), khi được nạp đầy chạy khoảng 30km thì hết. Công suất tiêu thụ điện của bộ nạp là 100W, nạp trung bình 5 giờ là đầy, tính ra 1 bình ắc quy sẽ tiêu thụ công suất điện là 0,5 kWh/ lần nạp (100 W x 5 giờ). Hiện nay đơn giá 1 kWh điện sinh hoạt là 605 đồng (550 đồng x 10% VAT), số tiền điện để nạp ắc quy phải trả trong khoảng 2 năm là 181.500 đồng (0,5 kWh x 605 đồng x 600 lần nạp). Như vậy số tiền điện cần cho xe đạp điện là 10 đồng/km.

Có thể làm bài toán so sánh mức tiêu hao năng lượng của xe đạp điện với xe gắn máy chạy xăng . Cụ thể, nếu tính giá xăng là 12.000đ/ lít, trong thành phố trung bình 1 lít xăng chạy được khoảng 40 km, vậy tiền xăng chi cho 1 km sẽ là 300 đồng (12.000 đồng : 40 km). Nếu chạy 18.000 km (lấy mức si sánh với xe đạp điện), tiền xăng sẽ là 5.400.000 đồng (18.000 km x 300 đồng/ km, phải thay nhớt ít nhất 6 lần, giá nhớt tạm tính là 30.000 đồng/ lít cho 1 lần thay, tính ra tiền nhớt cho quãng đường này là 18.000 đồng ( 6 lần thay x 30.000 đồng/ lần). Tính chi tiết tiền nhớt cho 1km (trong quãng đường 18.000 km) sẽ là 10 đồng. Cộng chung tiền xăng và nhớt cho 1km của xe gắn máy (tính cho quãng đường 18.000km) là 310 đồng/ km. Như vậy nếu so với xe đạp điện, với cùng một quãng đường xe đã chạy, thì chi phí tiêu hao cho nhiên liệu của xe gắn máy gấp 30 lần, nếu tính cả nhớt thì là 31 lần. Tạm tính với quãng đường 18.000 km trong 2 năm, có 1.000.000 người đi xe đạp điện thì tiền điện tốn để nạp bình ắc quy là 181,5 tỉ đồng (181.500 đồng x 1.000.000 người). So với nếu chạy xe máy, chỉ tính tiền xăng (không tính tiền nhớt) sẽ là 5.400 tỷ đồng (5.400.000 đồng x 1.000.000 người )…. Có thể nói đây là con số không nhỏ cho xã hội trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, khi phát triển xe đạp điện, các cơ quan chức năng cũng cần phải tính đén những vấn đề phát sinh như kiểm định xe, đăng ký xe, giải pháp giải quyết rác thải ắc quy chì …

Triệu Nguyên