Monday, 18/11/2024 | 03:32 GMT+7

Biến rơm rạ thành tiền

20/04/2010

GS.TSKH Phạm Văn Lang, chủ nhiệm đề tài cho biết, với mức đầu tư cho hệ thống sử dụng tro trấu để phát điện như trên là 110.000USD, sau 6 - 8 năm hoạt động có thể thu hồi vốn. Về lâu dài, GS Lang cho rằng, công nghệ này chỉ sinh lãi chứ không thể thua lỗ vì nó là chu trình sản xuất quay vòng khép kín, phế thải của công đoạn này lại là nguyên liệu của công đoạn kia

Ở Việt Nam, việc tận dụng được nguồn nguyên liệu rơm rạ đặc biệt có ý nghĩa đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì đây là vùng có sản lượng lúa lớn nhất cả nước. Xin giới thiệu ba trong số rất nhiều công trình nghiên cứu mà nguồn nguyên liệu chính là rơm rạ.

 

Tạo gas sấy nông sản


Đây là đề tài của TS Chu Văn Thiện, TS Nguyễn Minh Thao và KS Bùi Trung Thành thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp Việt Nam thiết kế, cải tiến từ loại lò tương tự của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI). TS Chu Văn Thiện, chủ nhiệm đề tài cho biết, sở dĩ gọi là lò đốt gas trấu vì trong thành phần của trấu khi bị đốt ở nhiệt độ nhất định có tạo khí như CH4, chất bốc...

 

Bien rom ra thanh tien.gif


Rơm rạ là sản phẩn thừa sau thu hoạch có rất nhiều ở Việt Nam


Những khí này khi đốt cho nhiệt lượng. Quá trình sử dụng các lò đốt gas trấu đã được sử dụng trong 2 loại lò sấy thông dụng ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là loại máy sấy tĩnh (máy sấy vỉ ngang), loại máy sấy tháp (sấy liên tục có đảo ngược).

 

Theo tính toán, năng suất của loại lò đốt gas bằng trấu là 15 tấn một mẻ với thời gian 5 giờ sấy liên tục, tiêu thụ khoảng 42kg trấu. Giá bán một hệ thống lò như trên khoảng 7 triệu đồng. Rẻ hơn nhiều lần so với lò đốt dầu diezel vì giá nguyên liệu cho một hệ thống có công suất tương tự gấp hơn 10 lần trong khi đó giá đầu tư mua thiết bị cũng đắt gấp rưỡi.

 

Hiện tại, đã có 6 mẫu lò đốt gas trấu đã được thiết kế, cải tiến, hoàn thiện phù hợp với từng địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, loại lò này vẫn có nhược điểm là chiều cao của lò thường lớn hơn các loại khác, gây khó khăn trong khâu xây lắp. Các khuyết điểm này đang được các nhà khoa học nghiên cứu cải tiến.

 

Phụ gia cao cấp cho vữa xây dựng


Mới đây Viện Khoa học & Công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công 2 loại vữa chảy và vữa bơm không co cường độ cao GM-F và GM-P trên cơ sở sử dụng tro trấu - nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để thay thế cho Silicafume nhập khẩu đem lại hiệu quả lớn về nhiều mặt. Silicafume có đặc điểm là giữ được hoạt tính và khả năng phân tán tốt khi bảo quản trong điều kiện khô, không bị ẩm, không bị vón cục.

 

Hiện nay, silicafume nhập vào Việt Nam có nguồn gốc ở Thụy Điển, Tây Úc và châu Phi với bao gói thương mại 25kg/bao, giá bán tại thị trường Việt Nam khoảng 0,6USD/kg. Theo các kết quả nghiên cứu, khi đốt trấu sẽ thu được hàm lượng tro khoảng 20% với thành phần chủ yếu là silic tồn tại ở dạng vô định hình, có hoạt tính rất cao từ đó các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công hai loại vữa chảy và vữa bơm không có cường độ cao là GM-F và GM-P

 

Kết quả cho thấy, khi sử dụng tro trấu trong thành phần vữa thì cường độ của vữa tự chảy luôn cao hơn so với mẫu vữa dùng silicafume vì tro trấu có hoạt tính lớn hơn và lượng nước dùng ít hơn.

 

Dùng để phát điện

 

GS.TSKH Phạm Văn Lang, chủ nhiệm đề tài cho biết, với mức đầu tư cho hệ thống sử dụng tro trấu để phát điện như trên là 110.000USD, sau 6 - 8 năm hoạt động có thể thu hồi vốn. Về lâu dài, GS Lang cho rằng, công nghệ này chỉ sinh lãi chứ không thể thua lỗ vì nó là chu trình sản xuất quay vòng khép kín, phế thải của công đoạn này lại là nguyên liệu của công đoạn kia

 

Hệ thống này còn có thể sấy được rất nhiều nông sản khác nhau như gạo, đậu tương, củ, quả... Mức chi phí cho một tấn thóc sấy khoảng 60.000 - 80.000đ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những vùng có mùa mưa kéo dài vì hệ thống sẽ đảm bảo cung cấp nhiệt lượng để sấy với khối lượng lớn nông sản mà không phải phụ thuộc vào thời tiết.

 

rom 04.jpg


Tận đụng được rơm rạ làm nguyên liệu sản xuất năng lượng sẽ tiết kiệm hàng tỷ đồng


Tuy nhiên GS Phạm Văn Lang cũng lưu ý, công nghệ này mặc dù đã được kiểm nghiệm và thu được những thành công nhất định nhưng để triển khai ứng dụng rộng rãi thì vấn đề vốn đầu tư đang là trở ngại rất lớn. Theo GS Lang, khâu đầu tư thiết bị để phát điện là tốn kém nhất, do vậy, nếu bỏ qua phần này mà chỉ tập trung phần thu nhiệt lượng để sấy nông sản thì mức đầu tư sẽ giảm đi rất nhiều.

 

Ước tính chỉ mất khoảng 400 triệu đồng cho một hệ thống sấy có công suất 10 - 15 tấn. Sau dự án thí điểm tại Công ty Lương thực Long An, hiện tại, các nhà khoa học đã triển khai thêm 3 hệ thống tương tự tại Sơn La (dùng để sấy gỗ), Đăk Lăk (sấy cà phê) và Thanh Hoá (áp dụng trong dây chuyền sản xuất phân bón).

 

Ngọc Thanh (Khoa học và Đời sống)