Cảng biển của thành phố lãng mạn Venice (Italy) đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất điện từ tảo để tự cung cấp năng lượng. Giới chức cảng Venice cho biết, nhà máy sẽ hoạt động trong vòng 2 năm tới và tạo ra 40 megawatt điện mỗi năm. Họ cho rằng nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường có thể giúp duy trì sự cân bằng sinh thái của thành phố cổ này.
Cảng biển của thành phố lãng mạn Venice
(Italy)
đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất điện từ tảo để tự cung cấp năng
lượng.
Giới chức cảng Venice
cho biết, nhà máy sẽ hoạt động trong vòng 2 năm tới và tạo ra 40 megawatt điện
mỗi năm. Họ cho rằng nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường có thể giúp
duy trì sự cân bằng sinh thái của thành phố cổ này.
Trước đó hai nhà máy điện từ tảo đã được xây dựng tại châu Âu và công trình ở
Venice sẽ là nhà máy cùng loại đầu tiên ở Italy. Enalg -
công ty cung cấp năng lượng tái sinh tại Italy
- sẽ hợp tác với cảng Venice
trong việc xây dựng nhà máy có vốn đầu tư 200 triệu Euro (272,6 triệu USD).
Trong khi đó, nhiều công ty đang đầu tư vào các công trình nghiên cứu để tìm ra
cách chiết suất dầu thực vật từ tảo – một trong những dạng sống cổ xưa nhất
trên trái đất. Từ dầu thực vật họ có thể chế tạo nhiên liệu sinh học và nhiều
dạng nhiên liệu khác.
Tại Venice, tảo sẽ được trồng trong các phòng thí nghiệm. Người ta đưa chúng
vào vào các ống xi-lanh nhựa cùng với nước, CO2 rồi đem phơi dưới nắng để tạo
phản ứng quang hợp. Hỗn hợp sau phản ứng sẽ tiếp tục được xử lý để tạo ra một
dạng nhiên liệu có khả năng làm quay turbine.
Khí CO2 được tạo ra trong quá trình xử lý sẽ được cung cấp trở lại cho tảo. Nhờ
đó mà nhà máy điện không thải ra CO2. Cảng Venice cần khoảng 7 megawatt điện
mỗi năm trong khi nhà máy có công suất tới 40 megawatt/năm. Lượng điện thừa sẽ
được cấp cho các tàu neo đậu trong cảng.
Cơ sở Huỳnh Văn Tới, ấp Thanh Xuyên, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh sử dụng công nghệ điều khiển máy CNC để chạm gỗ giúp giảm khoảng 10% chi phí điện năng so với trước đây.
ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý năng lượng (HTQLNL), nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp xây dựng các hệ thống và quá trình cần thiết cho việc cải tiến liên tục kết quả hoạt động năng lượng, bao gồm hiệu suất năng lượng, sử dụng năng lượng và tiêu thụ năng lượng.
Tiêu chuẩn ISO 50001 được xây dựng giúp các tổ chức có thể tích hợp việc quản lý và cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng vào hệ thống quản lý của mình. Trong đó, áp dụng ISO 50001 tại doanh nghiệp cần thực hiện qua 5 bước cơ bản.
Nhóm sinh viên của khoa công nghệ điện tử, Trường đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã chế tạo thành công thiết bị chuyển năng lượng từ bước chân thành điện.
Cơ sở mới dự kiến sẽ giảm chi phí sản xuất khoảng 150 đô la/ tấn thép lỏng được sản xuất, hoặc tiết kiệm 450 triệu đô hàng năm so với cấu hình hiện tại. Khoản tiết kiệm này không tính đến bất kỳ khoản phí bảo hiểm nào dự kiến sẽ phát sinh từ việc bán thép cacbon thấp, chẳng hạn như Cliffs H2 và Cliffs HMAX.
HR Bank có thể tạo ra từ 50 đến 300Wh điện bằng cách đạp như một chiếc xe đạp tập thể dục thông thường. Năng lượng này được lưu trữ trong một cục pin 2kWh - gần bằng lượng điện cần thiết để duy trì ánh sáng trong 1 tuần.
Áp dụng các tiêu chuẩn quản lý năng lượng theo ISO 50001, hoạt động tiết kiệm năng lượng sẽ được tích hợp vào hệ thống quản lý của các doanh nghiệp công nghiệp để đẩy nhanh việc áp dụng các cách thức thực hành tốt nhất về hiệu quả năng lượng bền vững, giúp cải thiện độ ổn định của hoạt động sản xuất công nghiệp và tăng năng suất.