Tuesday, 19/11/2024 | 19:39 GMT+7
Thâm nhập thị trường tiêu thụ thiết bị tiết kiệm điện
Trong vai một người dân đang có nhu cầu mua gấp thiết bị "tiết kiệm điện" về sử dụng, chúng tôi đã tìm đến khu vực chợ "trời"- phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng). Sau khi gửi xe ở đầu con ngõ nhỏ, chúng tôi đã len vào bên trong khu vực tập trung nhiều sạp hàng kinh doanh đồ điện dân dụng như: Điện kế, dây cáp, công tơ điện, đèn… nhất của khu chợ. Sau vài câu dò hỏi, chúng tôi được một người dân ở đây chỉ đến cửa hàng kinh doanh đồ điện dân dụng đang tấp nập người ra vào.
Biết chúng tôi đang muốn "sắm" cho mình một bộ thiết bị "tiết kiệm điện", chị chủ đon đả: "Em trai mua bộ thiết bị "tiết kiệm điện" loại có công suất 4.000W hay 5.000W?". Theo chị thì bộ thiết bị có công suất 4.000W thường được sử dụng trong các hộ gia đình có ít vật dụng sinh hoạt. Sau khi lắp đặt bộ thiết bị trên, lượng tiêu thụ điện năng sẽ giảm tải từ 30% - 40%. Giá thành của nó là 125.000đ/bộ.
Còn đối với hộ gia đình, cơ sở kinh doanh có nhiều vật dụng tiêu tốn điện năng như: Máy điều hòa, bình nóng lạnh, máy bơm… sử dụng bộ có công suất 5.000W - với giá 150.000đ/bộ là thích hợp hơn cả. Giảm từ 40%-50% lượng điện năng tiêu thụ chính là thông số đi kèm với bộ thiết bị "tiết kiệm điện" này.
Cầm trên tay bộ thiết bị "tiết kiệm điện" có công suất 4.000W mà chị chủ đưa, chúng tôi không khỏi giật mình bởi ngoài nhãn hiệu MJK cùng thông số 220V-4.000W ra, tên đơn vị sản xuất, chỉ dẫn sử dụng… không hề thấy có.
Chúng tôi gọi điện thoại đến cơ sở kinh doanh có tên H.H. - cơ sở có những lời quảng cáo hút khách như: "Thiết bị tiết kiệm điện P.K. - giải pháp tiết kiệm điện cho gia đình bạn, sản phẩm tiết kiệm từ 15% đến 17% lượng tiêu thụ điện năng một tháng", "Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và được bảo hành 12 tháng"… trên một số trang web rao vặt.
Tiếp chuyện chúng tôi, nhân viên kinh doanh có tên L. cho biết: Sản phẩm "tiết kiệm điện" mà cơ sở mình rao bán là mặt hàng đã được đăng ký kiểm định về chất lượng. 100% số "hàng" được sản xuất tại Việt
Thiết bị sau khi được cắm trực tiếp vào ổ cắm đang có nguồn điện dẫn qua, lượng điện năng tiêu thụ sẽ giảm thiểu từ 15%-17% so với định mức ban đầu. Vì là hàng "có xuất xứ" nên giá niêm yết của nó là 250.000đ/bộ.
Người tiêu dùng nên cẩn trọng
Cùng với sự xuất hiện của loại thiết bị "tiết kiệm điện" trên, một câu hỏi được đặt ra: Liệu người tiêu dùng có đang bị lừa? Trở lại chuyến thâm nhập tại chợ "trời", sau khi rời cửa hàng với một bộ thiết bị "tiết kiệm điện" trên tay, chúng tôi được anh chủ một sạp kinh doanh đồ điện dân dụng gần cổng Bệnh viện Bưu Điện khuyến cáo: Mua về làm gì, nó không có tác dụng như quảng cáo đâu. Để kiểm chứng lời khuyến cáo trên, sau khi mang về sử dụng, chúng tôi nhận thấy kim đồng hồ trên công tơ điện vẫn chạy bình thường. Không hề có hiện tượng quay chậm hay ngược như những lời quảng cáo từ phía chủ các cơ sở kinh doanh.
Cấu tạo bên trong của thiết bị “tiết kiệm điện” chỉ là nhựa đường và đá dăm.
Đáng chú ý, khi cậy hộp thiết bị này ra, cấu tạo bên trong chỉ bao gồm 2 đường dây điện nối ra phích cắm và bùng nhùng nhựa đường, đá dăm chứ không hề có bất cứ cấu tạo nào chứng minh việc giảm thiểu điện năng cả.
Thầy Bạch Quốc Khánh - Phó Chủ nhiệm Bộ môn Hệ thống điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Những lời quảng cáo về thiết bị có khả năng làm giảm lượng tiêu thụ điện năng của các phụ tải, đồ điện dân dụng thông qua việc cắm trực tiếp vào nguồn điện là hoàn toàn không có cơ sở. Bởi, để tiết kiệm điện trong sinh hoạt, ta chỉ có thể dựa trên việc hạn chế sử dụng các vật dụng tiêu tốn điện năng hoặc lắp ráp trực tiếp những phụ tải làm giảm sự hao phí dòng điện ngay bên trong các thiết bị.
Cũng theo thầy Khánh, hiện chưa có bất cứ thông tin chính thức nào công nhận những thiết bị "tiết kiệm điện" trên có công năng làm giảm lượng điện năng tiêu thụ cũng như khiến kim đồng hồ của điện kế quay chậm lại cả.
Để tránh "tiền mất tật mang", người tiêu dùng nên cẩn trọng trước thiết bị "tiết kiệm điện" đang bày bán tràn lan trên thị trường. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần sớm kiểm tra và xử lý những cơ sở kinh doanh loại mặt hàng - thiết bị "tiết kiệm điện" không rõ nguồn gốc trên.
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực điện năng, để tiết kiệm điện trong sinh hoạt, các hộ gia đình nên giảm thiểu chiều dài đường dây tải điện nối từ công tơ điện tới các máy móc, thiết bị điện. Sử dụng đường dây, thiết bị tải điện có kết cấu chặt chẽ, điện trở nhỏ, độ dẫn điện lớn. Tính toán hợp lí các công đoạn vận hành thiết bị điện, không nên để các thiết bị này hoạt động ngắt nhịp, bật tắt liên tục, sử dụng không đúng mục đích. Cũng theo thầy Khánh, hiện chưa có bất cứ thông tin chính thức nào công nhận những thiết bị "tiết kiệm điện" trên có công năng làm giảm lượng điện năng tiêu thụ cũng như khiến kim đồng hồ của điện kế quay chậm lại cả.
Để tránh "tiền mất tật mang", người tiêu dùng nên cẩn trọng trước thiết bị "tiết kiệm điện" đang bày bán tràn lan trên thị trường. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần sớm kiểm tra và xử lý những cơ sở kinh doanh loại mặt hàng - thiết bị "tiết kiệm điện" không rõ nguồn gốc trên.
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực điện năng, để tiết kiệm điện trong sinh hoạt, các hộ gia đình nên giảm thiểu chiều dài đường dây tải điện nối từ công tơ điện tới các máy móc, thiết bị điện. Sử dụng đường dây, thiết bị tải điện có kết cấu chặt chẽ, điện trở nhỏ, độ dẫn điện lớn. Tính toán hợp lí các công đoạn vận hành thiết bị điện, không nên để các thiết bị này hoạt động ngắt nhịp, bật tắt liên tục, sử dụng không đúng mục đích.
(Nguồn: CAND online)