Saturday, 23/11/2024 | 09:12 GMT+7
Thưa ông, vấn đề tiết kiệm năng lượng đã được nhắc đến từ lâu ở nước ta, xin ông cho một vài đánh giá về hiệu quả của chương trình này?
- Ông Lương Văn Phan: Việt Nam tiếp cận vấn đề tiết kiệm năng lượng khoảng được 10 năm, còn chính xác bắt đầu thực hiện là cách đây khoảng 7 năm, từ khi có Nghị định 102 của Chính phủ về vấn đề sử dụng năng lượng có hiệu quả. Theo đó, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng có mặt đầu tiên thông qua bộ tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của các loại bóng đèn.
Đến nay, hiệu quả nhìn thấy được là sự thay đổi về thị trường các sản phẩm liên quan đến chiếu sáng, ví dụ như số lượng bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn compact tăng vụt trong mấy năm gần đây. Từ chỗ trước đây mỗi năm chưa đầy 1 triệu bóng thì bây giờ bóng đèn compact cũng như ballast điện tử tăng khoảng gần 40 triệu bóng một năm. Hãy hình dung gần 40 triệu bóng đèn compact chỉ khoảng 14 oát thay cho 40 triệu bóng đèn tròn trung bình 60 oát, thì mới thấy hiệu quả năng lượng tiết kiệm được lớn như thế nào, trong lúc số giờ và hiệu quả chiếu sáng lại được nâng cao.
Nhiều nước trong khu vực đã nhìn thấy hiệu quả đó nên họ có các chương trình cho tặng bóng đèn compact cho người dân, chẳng hạn Thái Lan một năm tặng 1 triệu bóng, Phillipin cho không 10 triệu bóng, Indo và Malaisia cũng sắp có những chương trình tương tự. Tôi nghe nói sắp tới chương trình tiết kiệm năng lượng cũng sẽ có chương trình “đập bóng đèn tròn để thay bằng bóng đèn compact” cho bà con.
Sắp tới nhà nước sẽ đẩy mạnh các sản phẩm khác nữa, và khi chương trình mục tiêu quốc gia tiết kiệm năng lượng tổng kết thì sẽ có những con số đánh giá chính xác hơn.
Thế còn hạn chế thì sao, thưa ông?
Hạn chế chủ yếu hiện nay không phải là từ phía nhà sản xuất mà là từ phía người tiêu dùng. Người tiêu dùng Việt
Một vấn đề cản trở người tiêu dùng nông thôn nữa là điện áp ở khu vực này vẫn chưa ổn định, thường ở khoảng 150 đến 160 vol, vì thế sẽ làm giảm tuổi thọ đèn huỳnh quang và compact. Nếu thay liên tục thì không thể khuyến khích người dân nông thôn chuyển từ bóng đèn tròn sang các loại bóng đèn khác được. Nhưng rồi đây xu thế sẽ là bóng đèn tròn sẽ được thay bằng các loại bóng khác có tính năng tương tự nhưng hiệu suất tiết kiệm cao hơn.
Tiềm năng tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp được đánh giá rất cao vì sử dụng các thiết bị, máy móc tiêu thụ điện năng lớn. Xin ông cho biết làm thế nào để khu vực này có được hiệu suất năng lượng cao?
Giống như các hệ thống quản lý trước đây, khi vào cuộc đều gặp những trở ngại và khó khăn, tuy nhiên khi chúng ta lại có được một chiến lược tầm quốc gia khuyến khích tất cả các doanh nghiệp tham gia vào.
Ở VN có đặc thù là lúc vào cuộc thì rất khó, nhưng khi vào được rồi thì lại được triển khai đồng loạt. Nói theo kiểu nôm na là phải có một con gà gáy cái đã thì các con gà khác sẽ gáy theo. Khi chúng tôi triển khai các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000 thì khó khăn ban đầu gặp phải là rất lớn, nhưng khó cũng phải làm và khi phát động như thế rất cần các quan chức cao cấp hiện diện và đưa ra những chương trình 10 năm, 20 năm để vào cuộc, và khi đã vào cuộc rồi thì cứ thế mà phát triển. Tôi hy vọng hệ thống quản lý năng lượng cũng vậy.
Hiện nay các lãnh đạo công ty cũng đã nhìn thấy hiệu quả cao, nhưng cái khó lại là khi doanh nghiệp đang sản xuất đang yên đang lành, bây giờ muốn đạt hiệu quả đó, thì cần phải đầu tư, đôi khi phải cải tổ. Ví dụ hệ thống cấp hơi đang chạy phải ngừng để chỉnh sửa, hay như bóng đèn đang sáng lại phải thay, mà giới lãnh đạo doanh nghiệp ngại làm như thế. Vì thế chúng tôi chọn một cách tiếp cận khác. Chúng tôi nói với họ rằng thôi thì đằng nào cũng phải thay, nên khi hư hỏng máy móc, hay bóng đèn, thì đó là dịp để đầu tư thay luôn, từng bước hư đâu thay đó, theo kiểu cải tiến, dần dần rồi cũng sẽ làm được, chứ bảo họ ngưng sản xuất, hay tạm dừng để thay thì rất khó.
Thêm một trở ngại nữa đó là các thiết bị công nghệ cao, nhất là thiết bị liên quan đến việc điều chỉnh tốc độ động cơ, dù cho hiệu quả tiết kiệm điện cao, nhưng sản phẩm lại không có độ tin cậy lớn, như tuổi thọ ít chẳng hạn, nên doanh nghiệp còn phải tính toán giữa bài toán hiệu suất với thu hồi vốn, vì thế họ cũng ngại. Vì thế vấn đề là phải thực hiện đồng bộ từ nhà cung cấp thiết bị, doanh nghiệp, người sử dụng.
Xin ông nói thêm đôi nét về hệ thống quản lý năng lượng?
Một hệ thống quản lý năng lượng cũng giống như mọi hệ thống quản lý khác mà thôi, vì phải đáp ứng một số nguyên tắc như đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, gồm thị trường và các cơ quan quản lý nhà nước. Sau đó là giới lãnh đạo phải có một chiến lược, chính sách và đưa ra được mục tiêu để rồi tổ chức để thực hiện mục tiêu đó. Tiếp mọi người có ý thức thực hiện, như ra khỏi phòng thì tắt điện chẳng hạn. Sau nữa là phải xem xét từng quá trình một, xem coi có thể cải tiến được gì, nếu làm thì tiết kiệm được bao nhiêu, giữa đầu tư và thu hồi như thế nào.
Tiếp theo là triển khai đồng loạt cả hệ thống, vừa tập trung vừa cục bộ. Rồi mọi quyết định phải dựa trên sự kiện, phải có đánh giá, nói cách khác là phải có kiểm toán năng lượng, tiến hành động tác xem thất thoát ở đâu, lổ hổng chỗ nào, rồi đưa ra quyết định. Doanh nghiệp thường chỉ quan tâm tới thị trường, giá bán, lợi nhuận, mà ít khi để ý rằng chính những điều như thế lại tạo nên lợi nhuận mà lại bỏ sót ngay nhà mình.
Một hệ thống quản lý như thế hơi tương đồng với hệ thống quản lý môi trường mà các doanh nghiệp gần như đã biết, vì quản lý môi trường thực chất là quản lý năng lượng, vì giảm tiêu thụ năng lượng là giảm phát thải.
Tiếc rằng cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý năng lượng. ISO hiện nay đang xây dựng tiêu chuẩn này và khi đưa về Việt
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)