Saturday, 21/09/2024 | 10:01 GMT+7

Bí quyết thành “thế lực xanh” của Trung Quốc

19/08/2010

Theo các chuyên gia, sở dĩ Trung Quốc nhanh chóng khẳng định được vị trí trong lĩnh vực năng lượng xanh, trước hết là vì chính phủ nước này đã đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu cải tiến công nghệ.

Năm ngoái, Trung Quốc đã "qua mặt" Đan Mạch, Đức, Tây Ban Nha và Mỹ để trở thành nhà cung cấp máy phát điện bằng sức gió lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời hàng đầu. Trong số 15 nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới hiện nay có 7 công ty Trung Quốc. Trong lĩnh vực phát điện chạy bằng sức gió, 2 trong số 5 nhà sản xuất số 1 thế giới cũng là của Trung Quốc.

 

Theo các chuyên gia, sở dĩ Trung Quốc nhanh chóng khẳng định được vị trí trong lĩnh vực năng lượng xanh, trước hết là vì chính phủ nước này đã đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu cải tiến công nghệ. Chính phủ Trung Quốc đã thông báo đầu tư 575 tỷ euro cho năng lượng sạch trong thời gian tới.


china wind 01.jpg


Năm 2009, Bắc Kinh đã chi hơn 26 tỷ euro cho ngành này. Thứ hai, Trung Quốc sản xuất được những sản phẩm có giá thành thấp hơn. Đơn cử, các công ty nước này đã bán những tấm pin mặt trời với giá thành thấp hơn 20% so với Đức vì chi phí sản xuất tại Trung Quốc thấp hơn tại Đức 44%.

 

Ngoài ra, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước, các công ty Trung Quốc đã giành được những hợp đồng béo bở. Năm 2009, tập đoàn Năng Lượng Thẩm Dương đã giành được hợp đồng cung cấp 240 trụ tua-bin cho khu sản xuất điện bằng sức gió tại miền Tây Texas (Mỹ).


Tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng khiến mức tiêu thụ năng lượng tăng vọt cũng góp phần thúc đẩy ngành năng lượng xanh tại Trung Quốc, trong khi chính quyền khuyến khích đưa năng lượng xanh vào kế hoạch phát triển đô thị. Những khu nhà cao tầng mới xây dựng phần lớn được trang bị những tấm pin mặt trời.


china-solar-power.jpg

 

Các chuyên gia nhận định, kế hoạch của Trung Quốc là từng bước sử dụng năng lượng xanh thay thế cho năng lượng đang sử dụng nhưng gây ô nhiễm như than hay dầu. Chiến lược của chính quyền Trung Quốc rất rõ ràng: Từ năm 2005-2010, năng lượng tái tạo đóng vai trò phụ trợ; trong giai đoạn 2010-2020, nó sẽ là nguồn năng lượng thay thế; trong giai đoạn 2020-2030, năng lượng tái tạo sẽ vươn lên hàng đầu. Đến năm 2050, loại năng lượng này sẽ trở thành nguồn cung cấp chính, chiếm 35-40% tổng năng lượng của Trung Quốc.

 

Trước sư thống trị trong lĩnh vực công nghệ năng lượng tái tạo của Trung Quốc, The New York Times cho rằng, phương Tây thay vì phụ thuộc vào dầu từ Trung Đông có thể sẽ chuyển sang sử dụng pin năng lượng mặt trời, máy phạt điện bằng sức gió và các thiết bị khác mang nhãn hiệu Sản xuất tại Trung Quốc.


Thúy Hằng

Chỉ thị 20 Cẩm nang tiết kiệm điện