-
Hydro là một loại nhiên liệu sạch mà hiện nay hầu hết được sản xuất từ khí thiên nhiên, do đó sinh ra rất nhiều CO2. Một phương pháp mới, sạch hơn là sản xuất nhiên liệu hydro từ ánh sáng mặt trời và nước. Quá trình này gọi là quang-điện hóa, hay PEC, để phân tách phân tử nước. Khi ánh sáng mặt trời tác động vào các tấm pin PEC, năng lượng mặt trời được hấp thụ và sử dụng để phân tách phân tử nước thành là hydro và oxy.
-
“Chiếc lá đặc biệt” của MIT có kích thước chỉ bằng một quân bài (nhưng mỏng hơn) và được làm bằng silicon, điện tử kèm chất xúc tác niken và cobalt – vốn là những vật liệu rẻ tiền và dễ kiếm. Khi được đặt trong một gallon (3,78 lít) nước dưới ánh sáng mặt trời, thiết bị có thể sản xuất ra nguồn điện đủ để một hộ gia đình ở một nước đang phát triển dùng trong một ngày. Thậm chí, chúng có thể dự trữ năng lượng ngay khi không được mặt trời chiếu sáng.
-
Ở Thụy Sĩ, công trình xanh đã giúp tiết kiệm được 3/4 điện năng, giảm lượng tiêu hao điện năng/m² xây dựng xuống còn 25% (so với công trình bình thường) và ở nước ta cũng rất cần có những chính sách khuyến khích “công trình xanh”, “kiến trúc xanh” phát triển. Tiến tới cấp chứng nhận xanh cho các công trình đạt chuẩn và coi đó là tiêu chuẩn để bán hàng.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mặc dù là nước giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay sự phát triển năng lượng tái tạo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Với sự hỗ trợ của WB, Thụy Sĩ trong dự án Redp tại Việt Nam, Bộ Công Thương tin tưởng dự án sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển dạng năng lượng sạch này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
-
Hai Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 hoạt động với tổng công suất 12.000MW, sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 7,2 tỷ kWh điện/năm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
-
Hôm thứ ba vừa rồi, bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, ông Steven Chu đã thông báo khoản hỗ trợ mới trị giá 5 triệu USD cho những nỗ lực cộng đồng để triển khai cơ sở hạ tầng xe điện và các trạm nạp điện.
-
Thủ tướng Úc Julia Gillard đã công bố phê chuẩn dự án trị giá 104.7 triệu đôla để đưa năng lượng mặt trời vào nhà máy sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Queensland. Nhà máy điện Kogan Creek công suất 750 megawatt, sản xuất điện từ than, đặt tại phía Tây Nam Queensland sẽ tiếp nhận thêm hệ thống nhiệt mặt trời công suất 44MW vào lưới điện, đưa nó trở thành dự án lớn nhất thế giới ở dạng này.
-
UAE là một trong những nước có trữ lượng dầu lớn cũng như có công nghệ tiên tiến nhất trong khu vực Trung Đông, nhưng trữ lượng dầu mỏ này không thể đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng ước tính của nước này trong những thập kỉ tới. Để chuẩn bị trước cho tình huống này, UAE đã hoc theo nước láng giềng Ả rập Xê-út, lựa chọn Úc làm nhà cung cấp uranium, tiếp tục triển khai chương trình điện hạt nhân của mình.
-
Bộ trưởng Môi trường Đức Norbert Rottgen đã tới tham dự hội nghị về nhiên liệu sinh học E10 giữa chính phủ liên bang Đức và những nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Hội nghị được tổ chức ở Berlin, tập trung bàn thảo vấn đề vì sao người dân Đức không sử dụng loại xăng mới, thân thiện với môi trường.
-
Như chúng ta đã biết, Singapore là một đất nước có tiếng về vấn đề bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện năng. Sau đây là một trong những giải thưởng cao quý trong Giải thưởng Kiến trúc Thiết kế tại Singapore vì công trình kiến trúc tòa nhà có hệ thống làm mát tự nhiên, tiết kiệm năng lượng
-
Google đang giúp Mỹ xây dựng cáp điện dưới biển quy mô lớn, chạy dọc bờ Đông, nhằm chuyên chở điện sạch từ các cánh đồng gió tới những khu vực đông dân cư nhất nước này. Bắt đầu từ Nam Virginia và kết thúc tại Bắc New Jersey, hệ thống cáp sẽ nằm dưới đáy biển, vào khoảng từ 10 đến 20 dặm ngoài khơi. Nó có thể chuyển tải được 6 nghìn megawatt điện sạch, đủ nguồn điện cung cấp cho gần 2 triệu hộ gia đình.
-
Viện mặt trời Úc và Trung tâm nghiên cứu quốc gia về hàng không học và vũ trụ Đức đang cùng nhau chia sẻ thông tin để phát triển công nghệ mặt trời. Trong khuôn khổ bản ghi nhớ do ông Kim Carr - Bộ trưởng bộ Cải cách, Công nghệ và Khoa học và Nghiên cứu ký tuần qua tại Berlin, ASI và DLR sẽ cùng hợp tác tăng cường công nghệ, nhằm đưa năng lượng mặt trời trở thành nguồn năng lượng bền vững trên toàn cầu.
-
Để khôi phục lại vị thế của mình, Mỹ vẫn đang gặp khó khăn trong chính sách năng lượng. Trong khi Đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng cần phải thúc đẩy và phát triển nhiên liệu thay thế thì những người theo Đảng Công hòa ngược lại cho rằng trong ngắn hạn không thể thay thế dầu mỏ và khí đốt và nước Mỹ cần tăng sản lượng khai thác nội địa để bảo đảm cung năng lượng.
-
Trong một vài tuần nay, đất nước Nam Mỹ này đã nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để cân nhắc một cách nghiêm túc về việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Ngày 18 tháng 2 vừa qua, ông Jaime Salas đã được bổ nhiệm là giám đốc Hội đồng Năng lượng Nguyên tử Chile (Comisión Chilena de Energía Nuclear, CCHEN), chỉ 1 tuần sau chuyến thăm chính thức của ông cùng Bộ trưởng bộ năng lượng - khai khoáng Chile tới Pháp và Bỉ, thăm quan nhà máy điện hạt nhân Tihange.
-
Hiệp hội Khí sinh học Việt Nam được thành lập là một thúc đẩy lớn ngành khí sinh học, gắn kết các chương trình, dự án khí sinh học các lĩnh vực của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương thành một ngành hoạt động liên tục.
-
Giáo sư Paul Braun và các cộng sự ở Đại học Illinois đã nghiên cứu phát triển cấu trúc nano 3 chiều cho cực âm của pin, cho phép nó nạp và phóng điện nhanh mà không làm hao phí nguồn năng lượng tích trữ.
-
Năm 2010, Cuộc vận động thí điểm Phong trào Hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hà Nội được tổ chức thành công với việc đưa chương trình tuyên truyền tiết kiệm năng lượng đến 10 quận trên địa bàn Thành phố. Lễ phát động phong trào Hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn TP Hà Nội năm 2011 được tổ chức vào lúc 20h00 ngày 29/3/2011, tại Sân vận động Quần ngựa.
-
Những biến động cổ xưa làm hình thành một tầng đá và bồn nước cực nóng nằm khá gần mặt đất. Các nhà khoa học Anh đang xúc tiến khai thác lượng nhiệt và hơi nước này. Hiện tại, một giàn khoan nhỏ cao khoảng 15m đang dần khoan qua các lớp đá cát và đá bùn với tốc độ 6m/giờ. Mũi khoan đã xuống đến 152m và độ sâu dự kiến sẽ là 2,1km. Tại đây, mũi khoan sẽ khai thác một bồn nước nóng bị khóa giữa những tầng đá sâu. Đợt bơm nước nóng đầu tiên có thể sẽ thực hiện trong tháng Năm.
-
Nhãn năng lượng thúc đẩy thị trường sản phẩm TKNL
-
hiếc điện thoại mang tên Umeox Apollo, được đặt theo tên của vị thần mặt trời trong thần thoại Hy Lạp. Với tấm pin mặt trời được lắp phía sau của máy, điện thoại cho phép người sử dụng có thể thực hiện cuộc gọi ngay cả khi pin đã được tháo rời ra ngoài, chỉ cần lúc đó có đủ ánh sáng mặt trời. Mỗi ngày chỉ cần khoảng 2.5 giờ sạc bằng ánh sáng mặt trời là đầy pin, trong khi đó nếu sử dụng pin sạc bình thường thì phải cần 17 tiếng.