-
Ngày 21/6, hàng trăm quan chức lãnh đạo, các chuyên gia về năng lượng, phát triển dự án và các nhà đầu tư đến từ bốn châu lục trên thế giới đã nhóm họp tại Philippines, tham dự diễn đàn kéo dài trong 5 ngày về tăng cường đầu tư và phát triển công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình sử dụng năng lượng sạch tại châu Á và khu vực Thái Bình
-
Một tế bào năng lượng kích thước nano mô hình cấu trúc xoắn đồng trục có khả năng cung cấp năng lượng hiệu quả hơn bất kỳ tế bào nào trước đó, giúp tạo ra một loại pin năng lượng mặt trời màng mỏng sử dụng công nghệ nano, giải quyết được những khó khăn vốn có liên quan đến việc tập trung ánh sáng và tạo ra dòng điện của tế bào thường.
-
Thư viện có gần 2.000 cuốn sách chuyên sâu về vấn đề an toàn hạt nhân và các vấn đề liên quan, do TS Trần Đại Phúc trao tặng. Đây là kho tư liệu vô cùng quý giá mà TS Trần Đại Phúc đã thu thập trong suốt hơn 40 năm làm việc trong lĩnh vực an toàn hạt nhân ở các nước tiên tiến. Thông qua những cuốn sách quý, ông hy vọng các cán bộ trẻ đang công tác trong lĩnh vực này, đặc biệt là những cán bộ thuộc
-
Phát biểu trước chuyến thăm, Thủ tướng Putin khẳng định Nga và Pháp là các đối tác lâu đời, có những lợi ích giống nhau và trùng nhau, đều chủ trương hợp tác nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh của mỗi nước
-
Các yếu tố quốc tế giúp thúc đẩy hiệu suất năng lượng chủ yếu là do tiết kiệm chi phí, nền kinh tế thế giới uể oải có thể là một động lực để các công ty gặt hái những mục tiêu đơn giản, và cải thiện kết quả kinh doanh. Trong khi quản lý năng lượng là vấn đề rất quan trọng ở mọi quốc gia, trong bảng xếp hạng này, một số nền kinh tế mới nổi lại vượt xa Châu Âu và Mỹ về hiệu suất sử dụng năng lượng hiệu quả.
-
Loại tủ lạnh này cảm nhận được tín hiệu từ mạng điện lưới quốc gia. Vào lúc cao điểm, tủ lạnh tự động ngắt điện cung cấp cho nó, trong một khoảng thời gian vừa đủ để vẫn giữ lạnh mà không làm hỏng thực phẩm chứa bên trong. Khi nhiệt độ tăng lên đến mức có thể làm hỏng thực phẩm thì tủ tự động mở công tắc để tiếp tục nhận năng lượng hoạt động.
-
Thúc đẩy sự tiến bộ của toàn bộ ngành hàng không châu Âu là mục tiêu của dự án “Clean Sky” (“Bầu trời sạch”), một dự án có kinh phí 1,6 tỉ euro, với sự tham gia của 86 đơn vị đến từ 16 nước thành viên EU. Đến năm 2020, khí thải CO2 và tiếng ồn sẽ được giảm 50%, lượng oxit nitơ sẽ giảm 80%.
-
Để thực hiện mục tiêu biến thủ đô đất nước Mặt trời mọc thành một thành phố xanh và sử dụng năng lượng hiệu quả, chính quyền Tokyo đã và đang xúc tiến nhiều chương trình cải thiện môi trường táo bạo, bao gồm đẩy mạnh công tác xử lý rác thải, quy định các công ty, nhà máy phải cắt giảm khí thải, tài trợ chi phí lắp đặt hệ thống pin năng lượng Mặt trời…
-
Qua 3 năm tổ chức, cuộc thi đã thu hút hơn 100 tòa nhà dự thi. Năm 2010, dự kiến sẽ có trên 30 tòa nhà tham gia cuộc thi “tòa nhà hiệu quả năng lượng”. Sẽ có 6 tòa nhà tham gia cuộc thi “Tòa nhà hiệu quả năng lượng Đông Nam Á” lần thứ IV do Trung tâm Năng lượng Đông Nam Á tổ chức tại VN. Điểm đặc biệt của cuộc thi năm 2010 là giải thưởng dành riêng cho kiến trúc sư. Giải thưởng nhằm nâng cao vai trò và tầm quan trọng của kiến trúc sư có những công trình kiến trúc xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
-
Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 1/6 đã công bố chi tiết chương trình hỗ trợ "xe hơi xanh" thân thiện với môi trường nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô của nước này và cắt giảm khí thải của các phương tiện giao thông.
-
Tập đoàn Công nghệ Máy tính đa quốc gia IBM vừa phát minh một hệ thống đèn tín hiệu giao thông có thể giúp kiểm soát động cơ xe tại những nút giao thông đông đúc nhằm sử dụng hiệu quả nhiên liệu.
-
Việc xây dựng theo lối kiến trúc “tự phát” đang khiến nhiều doanh nghiệp “khóc dở, mếu dở” khi trả những chi phí tiêu thụ điện không cần thiết. Khi xây khách sạn Bưu điện không tính đến yếu tố nước nóng và chiếu sáng năng lượng mặt trời. Nay cần thì “mọi chuyện đã rồi”. Mỗi tháng doanh nghiệp phải “gồng” mình trả tới 200 triệu đồng tiền điện.
-
Hai nghiên cứu sinh tại trường Kế hoạch và Kiến trúc, Viện công nghệ Massachusetts giành giải nhất trong cuộc thi quốc tế về xây dựng bền vững với đề xuất thu hồi năng lượng cơ học từ chuyển động đi lại hoặc nhảy của con người thành năng lượng điện thông qua ý tưởng có tên gọi là Crowd Farm.
-
Hướng tới một nền kiến trúc sinh thái, hài hòa với tự nhiên, tiết kiệm năng lượng đang là mục tiêu của cả thế giới. Chẳng thế mà các kiến trúc “tranh, tre, nứa, lá”, sử dụng khí động học của KTS Võ Trọng Nghĩa đã vinh dự đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, và hiện nay đang là đại diện cho công nghệ Việt Nam trưng bày tại World Expro 2010, đang diễn ra tại Thượng Hải.
-
Sáng 25/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về Dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là một luật mới và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong điều kiện các nguồn năng lượng đang cạn kiệt như hiện nay. Vì vậy, thực hiện như thế nào để luật thực thi có hiệu quả, ngăn chặn được sự lãng phí năng lượng là vấn đề được các đại biểu đặt biệt quan tâm.
-
An Giang nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long, lượng rơm rạ phát sinh một năm của tỉnh An Giang là hơn 3,5 triệu tấn, lượng trấu phát sinh ước tính hơn 640.000 tấn/năm. Trấu thải ra từ các nhà máy xay lúa đang là vấn đề môi trường bức xúc của tỉnh.
-
Hiện dự án ĐHN tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi và xúc tiến tìm đối tác tư vấn. Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà máy ĐHN cấp Nhà nước để chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện các công việc liên quan đến nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1.
-
Đã hơn 7 tháng nay, chị Trần Thị Minh Hà cảm thấy hài lòng khi sống trong ngôi nhà mới ở địa chỉ 85 Trần Quốc Toản. Ngôi nhà ấy lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng tự nhiên mà không cần bật các thiết bị điện chiếu sáng, làm lạnh vào ban ngày.
-
Thay cho những tấm pin mặt trời truyền thống phải đặt trên mặt phẳng, tốn diện tích, các kiến trúc sư đã đưa ra một ý tưởng mang tính cách mạng: đó là loại bóng SunHope, có thể thu nắng trên bất kỳ địa hình nào.
-
Khu vực dự án được đặt trên diện tích 400m2 tại Trung tâm nghiên cứu CeRSAA. Tại tòa nhà độc đáo này, hệ thống quang điện của Solyndra được tích hợp vào các cấu trúc nhà kính. Solyndra đang hướng đến một công nghệ hình trụ có một không hai. Công nghệ này giúp thu ánh nắng mặt trời ở hướng trực tiếp, khuếch tán, và phản chiếu trên bề mặt 360 độ đồng thời cho phép truyền đồng nhất ánh sáng cho các khu vực bên dưới.