-
Trong vài thập kỷ gần đây, châu Âu luôn đóng vai trò chủ lực trong nỗ lực hiện đại hóa các nguồn năng lượng. Trong những năm tới, vai trò này sẽ trở nên cần thiết đối với châu Âu trong việc thúc đẩy những lợi ích về kinh tế, môi trường và an ninh năng lượng tái tạo.
-
Với nhiều nỗ lực từ các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức và mỗi cá nhân, việc sử dụng năng lượng mặt trời sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong thời gian tới.
-
Theo các chuyên gia, để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững, giải pháp tốt nhất cho DN là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo.
-
Mỗi cá nhân giảm bớt sử dụng phương tiện cá nhân, tham gia sử dụng phương tiện giao thông công cộng là đã góp công vào công cuộc bảo vệ an ninh năng lượng cho đất nước
-
Theo Tổng công ty Dầu Việt Nam, đưa xăng sinh học E5 ra thị trường để thực hiện chủ trương chung của Chính phủ và triển khai các mục tiêu lớn của quốc gia như bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng, hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn.
-
Chủ tịch ADB cho rằng nếu tiêu dùng năng lượng không được kiềm chế, thiếu an ninh năng lượng sẽ đảo ngược các thành quả mà châu Á đã phải phấn đấu quyết liệt mới dành được trong cuộc chiến chống đói nghèo. Chìa khoá để giảm sức ép về năng lượng là loại trừ trợ cấp nhiên liệu hoá thạch và chuyển mạnh sang năng lượng tái sinh. Phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch sẽ làm tăng mối đe dọa biến đổi khí hậu và hàng chục triệu người nghèo và dễ tổn thương của châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị tác động do thảm họa tự nhiên, thiếu nước sạch và lương thực.
-
Theo quan điểm phát triển hài hòa kinh tế, cung cấp năng lượng, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh năng lượng, phát triển năng lượng bền vững, những thách thức trong việc cung cấp năng lượng dài hạn của Việt Nam được nhận dạng là phải: sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm; thiết lập hệ thống cung cấp năng lượng chắc chắn và hiệu quả; ổn định cung cấp năng lượng, nhập khẩu năng lượng và củng cố an ninh năng lượng; thành lập thị trường năng lượng hiệu quả, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.
-
Trải qua 4 năm thành lập, đến nay, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã trở thành nhà cung cấp điện năng đứng thứ hai tại Việt Nam, sau EVN. Trong 4 năm qua, PV Power đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia hơn 30 tỷ kWh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mặc dù là nước giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay sự phát triển năng lượng tái tạo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Với sự hỗ trợ của WB, Thụy Sĩ trong dự án Redp tại Việt Nam, Bộ Công Thương tin tưởng dự án sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển dạng năng lượng sạch này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
-
Dòng bóng đèn mới này sử dụng các nguyên tố halogen, tiết kiệm được 20% năng lượng so với các bóng đèn sợi tóc truyền thống. Nó đã đáp ứng đủ hoặc vượt qua cả tiêu chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả do Đạo luật độc lập và an ninh năng lượng EISA năm 2007. Người sử dụng có thể lựa chọn các mức điện năng khác nhau.
-
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành công văn số 230/UBND về việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong năm 2011. Công văn nhấn mạnh, thực hiện sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả không chỉ giúp vận hành an toàn hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Hội nghị thượng đỉnh EU với nội dung về năng lượng và đổi mới đã nhấn mạng tầm quan trọng của tiết kiệm năng lượng trong việc ngăn chặn biến đối khí hậu cũng như để tăng khả năng cạnh tranh, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an ninh năng lượng. Tổ chức hợp tác liên ngành về Tiết kiệm năng lượng (Coal ition for Energy Savings) hoan nghênh việc các nhà lãnh đạo EU tập trung vào vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả, tuy nhiên cũng cảnh báo rằng những gì đã làm là chưa đủ để đạt được mục tiêu tăng hiệu suất năng lượng 20% vào năm 2020.
-
Trao đổi về những vấn đề quan trọng nhất của thế giới và Việt Nam hiện nay, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải khẳng định: Công nghệ mới sẽ cho phép giải quyết tốt vấn đề an ninh năng lượng, tiết kiệm năng lượng, trong đó có năng lượng chiếu sáng...
-
Những ngày đầu năm 2011, nhiều nhà máy thủy điện ở miền Trung đang nỗ lực hoàn tất những khâu cuối cùng. Nhiều tổ máy lần lượt được đưa vào vận hành, sản xuất hòa lưới điện quốc gia, bổ sung sản lượng điện đáng kể góp phần duy trì, đảm bảo điện sinh hoạt, sản xuất và an ninh năng lượng quốc gia.
-
Việc hòa đồng bộ phát điện tổ máy GT11 sẽ góp phần giải quyết thiếu hụt điện năng trong mùa khô 2011, đảm đảm an ninh năng lượng Quốc gia cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, ngày 30/12, chủ đầu tư và các nhà thầu đã tiến hành hòa đồng bộ tổ máy Tuabin khí đầu tiên GT11- Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 lên lưới điện Quốc gia và gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
-
Ngày 30/11, tại Hà Nội, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) và Liên danh Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - Công ty Daewoo Engineering ký kết dự án án kho chứa LPG lạnh đầu tiên của Việt Nam. Kho chứa cho phép PVGas có những giải pháp tàng trữ LPG với khối lượng lớn, góp phần ổn định an ninh năng lượng quốc gia.
-
Theo đó, trong giai đoạn từ 2011-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ đưa thêm 15-20 mỏ vào phát triển thương mại, tăng trữ lượng đạt 35-45 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác dầu khí đạt 23-34 triệu tấn/năm, khí đạt 8,5-14 tỷ m3/năm….góp phần đảm bảo nhu cầu về năng lượng và an ninh năng lượng quốc gia.
-
Có nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ nên đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển ngành khí như: doanh thu, kinh tế, môi trường, an ninh năng lượng, sản xuất điện… Theo báo cáo “Xây dựng khung phát triển ngành khí Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới mới được công bố thì qui mô của ngành khí tự nhiên của Việt Nam sẽ tăng lên gấp 3 lần nếu đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra. Đến năm 2025, ngành khí phải đảm bảo khai thác đủ lượng tiêu thụ lên mức 24 tỷ m3/năm.
-
Ngày 10/11, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), công bố chiến lược an ninh năng lượng mới cho thập kỷ tới theo hướng cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm sự ô nhiễm phát sinh từ hoạt động này. Chiến lược năng lượng 2020 của EU kêu gọi áp dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng những thiết bị tiêu tốn năng lượng tại các hộ gia đình và đảm bảo những nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho toàn bộ 27 nước thành viên.
-
Nhiều khả năng Việt Nam và Kuwait thiết lập quan hệ đối tác chiến lược dựa trên nguyên tắc Kuwait giúp Việt Nam đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam giúp Kuwait đảm bảo an ninh lương thực. Đó cũng là nội dung chính được bàn thảo tại Hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Thông tin Kuwait, ông H.E. Sheikh Ahmad Al- Abdulla Al- Ahmad Al-sabah vào chiều 29/10 tại Hà Nội.