-
So với thế giới, hiệu suất sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam rất thấp: Trong các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn 10% so với các nước khác; hiệu suất của các lò hơi công nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới 20%. Bộ Công Thương dự báo, với tốc độ sử dụng điện lãng phí như hiện nay, ngay giai đoạn 2010-2020, VN đã trở thành nước nhập khẩu và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Do vậy, nếu giá điện tăng lên và vận hành theo giá thị trường sẽ khiến người dân hạn chế sử dụng điện và buộc các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng hơn.
-
Qua 2 năm thực hiện đề án “Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả” đã có 10 doanh nghiệp trong tỉnh được hỗ trợ ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Qua thực tế, các doanh nghiệp đã tiết kiệm được từ 15 – 20% kinh phí sử dụng năng lượng mỗi năm. Ngoài ra, ban chủ nhiệm đề án cũng đã hỗ trợ tư vấn người dân lắp đặt 50 bình nước nóng tiết kiệm bằng năng lượng mặt trời, lắp đặt một 1 hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại Sở Khoa học và Công nghệ…
-
VEEPL là một sáng kiến chung của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Chính phủ Việt Nam do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện. Đây là một Dự án được đánh giá là rất thành công và được các doanh nghiệp rất ủng hộ, mong muốn kéo dài thời gian thực hiện. Tuy nhiên, chỉ còn 6 tháng nữa, Dự án sẽ kết thúc. Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Phan Hồng Khôi – Giám đốc Điều hành Dự án về những vấn đề liên quan đến VEEPL.
-
Pin giấy là một trong những sản phẩm nằm trong dự án phát triển các thiết bị AIMS từ giấy và các dẫn xuất. Loại pin này có thể ứng dụng trong máy tính bảng, điện thoại di động và các thiết bị y tế như máy tạo nhịp tim hoặc da điện tử... Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu để đưa công nghệ lưu trữ năng lượng độc nhất vô nhị vào ứng dụng thực tế và thương mại hoá loại pin đặc biệt này.
-
Các công nghệ này, một số đã đi vào ứng dụng thực tế, còn lại vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, do đó dù ít hay nhiều con người vẫn đang phải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho biết trong khoảng 20 – 40 năm nữa, con người có thể thay thế hoàn toàn năng lượng hóa thạch bằng các dạng năng lượng tái tạo được, từ đó xây dựng một thế giới xanh, sạch hơn.
-
Trong vài năm trở lại đây, những đầu tư phát triển năng lượng sạch và công nghệ xanh của khu vực tư nhân và chính phủ Hàn Quốc đều tăng lên. Bộ Kinh tế Hàn Quốc đã hợp tác với một số hãng tư nhân để cải thiện công nghệ pin, pin quang điện, nhiên liệu sinh học và sản xuất năng lượng địa nhiệt. Trong năm 2011, chính phủ Hàn Quốc hi vọng sẽ bơm thêm 1 nghìn tỉ won (tương đương 900 triệu đôla Mỹ) vào lưới điện và nguồn năng lượng sạch thế hệ kế tiếp.
-
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vừa có hiệu lực kể từ đầu năm 2011. Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trưởng của Quốc hội, ông Nghiêm Vũ Khải, nếu thực hiện triệt để luật này, thì tình trạng thiếu điện sẽ bớt căng thẳng hơn.
-
Các nhà nghiên cứu tại đại học Leeds đang phát triển quy trình rang biến đổi sinh khối thô từ vật liệu lớn, tan trong nước thành bột giàu năng lượng dùng làm chất đốt cho các nhà máy điện sử dụng than đá. Quy trình vận hành ở nhiệt độ khá thấp và giống như quy trình đang được áp dụng để rang hạt café. Nếu các nhà khoa học có thể giải quyết được một số vấn đề cản trở thì quy trình này sẽ tạo ra bước chuyển đổi từ nhà máy điện đốt than đá sang sinh khối, từ đó có thẻ giảm phát thải khí nhà kính.
-
Ý tưởng sản xuất pin Mặt trời bằng chất dẻo quang điện (PV) có thể tạo ra một cuộc cách mạng trên thị trường năng lượng điện Mặt trời trong tương lai gần.Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Sheffield (Anh) đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất tấm pin Mặt trời bằng chất dẻo PV. Vật liệu này có ưu điểm rẻ, nhẹ và dễ dàng lắp đặt hơn so với chất liệu silicon dùng để sản xuất pin Mặt trời phổ biến hiện nay.
-
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản) đã chế tạo thành công một loại màng năng lượng mặt trời mô phỏng theo đôi mắt của một loài bướm. Mắt của loài bướm này được phủ một lớp không thấm nước, chống phản xạ, do đó là loại bề mặt ít phản chiếu nhất trong tự nhiên. Cấu tạo này giúp bướm nhìn rõ trong bóng đêm.
-
Ngày 26/01/2011, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra Lễ ký kết Ý định thư hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tổ chức phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản (NEDO) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và công nghệ Cộng đồng thông minh.Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và Tổng Giám đốc NEDO Takefumi Fukumizu cùng đại diện các cơ quan liên quan.
-
Nghe tới Super X Director (SXD), có thể nhiều người liên tưởng đến một trò chơi điện tử phổ biến nhưng thực ra đây là tên một công nghệ nguyên tử mới. Theo những người phát triển công nghệ này thì SXD có thể khắc phục cùng lúc hai vấn đề: vấn đề chất thải phóng xạ và các nguy cơ liên quan tới sự phát triển lò phản ứng hạt nhân.
-
Ngày 21/1 tại Tây Ninh, Công ty Cổ phần khoai mì Nước Trong phối hợp với Công ty Rhodia Energy GHG (thuộc tập đoàn Rhodia - Pháp) đã đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Biogas Rhodia Nước Trong tại xã Tân Hội, huyện Tân Châu, Tây Ninh. Nhà máy được xây dựng trong khuôn viên rộng 2ha, sử dụng công nghệ phân hủy yếm khí hiện đại, đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
-
Người ta tranh luận rất nhiều về mối quan hệ giữa giá dầu thô và cầu đối với sản phẩm công nghệ sạch,. Tuy nhiên nhìn chung giá dầu cao chót vót sẽ góp phần làm tăng cầu đối với những hàng hóa như xe điện, nhiên liệu sinh học cũng như thúc đẩy việc đầu tư vào công nghệ sạch. Ít nhất chúng ta có thể nhận ra mối quan hệ này nếu nhìn lại năm 2008 khi dầu thô từng được giao dịch ở mức 100 USD/ thùng, và có lúc lên tới 145 USD/thùng.
-
Theo bản thỏa thuận, công ty liên doanh Scottish firm Shanghai Huanan Boiler & Vessel Cochran(SHBV Cochran) được công ty cơ khí W2E của Scotlen chuyển giao công nghệ biến đổi rác thải thành điện năng. Việc nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và triển khai dự án sẽ được thực hiện tại nhà máy hiện tại của W2E tại Annan, Dumfriesshire trong khi quá trình sản xuất sẽ diễn ra ở cơ sở mới của công ty tại Trung Quốc.
-
Công nghệ hình ảnh đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Giờ đây, những chiếc TV CRT cồng kềnh dường như “chìm nghỉm” so với một rừng các loại TV màn hình phẳng, độ nét cao, kích thước màn hình rộng mà lại mỏng dính. Đồng thời với giá cả không còn quá xa vời so với thu nhập của người dân, những chiếc HDTV đang thu phục nhanh chóng tình cảm người dùng.
-
Trong hai ngày 18-19/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phối hợp với Cục Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng Công ty tổ chức sự kiện Synergy tổ chức Hội nghị điện hạt nhân châu Á lần thứ 2.
-
Sử dụng năng lượng không hiệu quả có nhiều nguyên nhân như trình độ quản lý chưa tốt; Sự phối hợp giữa các khâu trong quy trình sản xuất chưa tối ưu; Công nghệ thiết bị chưa đạt hiệu quả năng lượng cao; Doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng năng lượng hiệu quả do mới chỉ quan tâm nhiều đến sản lượng hoặc tâm lý sợ thay đổi hệ thống máy móc hiện hành…
-
Siemens Healthcare đang phát triển một giải pháp điện mặt trời có thể cung cấp điện năng cho các thiết bị ảnh y tế bao gồm MRI, CT, hệ thống X quang và quét bằng sóng siêu âm. Siemens cho biết công nghệ này sẽ giúp ích lớn các trung tâm y tế ở nông thông, nơi mà tình trạng thiếu điện vẫn còn ở mức cao.
-
New Generation Biofuels Holdings, Inc. – nhà phát triển công nghệ nhiên liệu sinh học vừa khẳng định một lần nữa về hợp đồng đánh giá sử dụng nhiên liệu sinh học trong hệ thống lò hơi với thành phố Baltimore trong thời gian 1 năm. Theo công ty này đặt ở Columbia, Maryland, khối lượng lớn nhất của chương trình lần này có thể đạt 440 nghìn gallon.