-
Một chiếc đèn đường LED không phát ra nhiều ánh sáng trên mỗi watt điện hơn công nghệ đèn lưu huỳnh hiện nay. Nhưng khác với những loại đèn truyền thống chiếu sáng theo mọi hướng, đèn đường LED được thiết kế chỉ chiếu sáng theo một hướng. Vì vậy một cái đèn nhỏ đủ chiếu sáng cho một vùng. Hơn nữa đèn LED còn có thể điều chỉnh mờ vào đêm khuya khi mà chỉ cần ánh sáng yếu.
-
GS.TSKH Phạm Văn Lang, chủ nhiệm đề tài cho biết, với mức đầu tư cho hệ thống sử dụng tro trấu để phát điện như trên là 110.000USD, sau 6 - 8 năm hoạt động có thể thu hồi vốn. Về lâu dài, GS Lang cho rằng, công nghệ này chỉ sinh lãi chứ không thể thua lỗ vì nó là chu trình sản xuất quay vòng khép kín, phế thải của công đoạn này lại là nguyên liệu của công đoạn kia
-
Sau chín năm nghiên cứu thầm lặng, công ty công nghệ Bloom Energy ở Thung lũng Silicon đã ra mắt một sản phẩm mới: pin nhiên liệu. Công ty cho biết sản phẩm này có thể phát ra năng lượng nhờ việc kết hợp không khí và nhiều loại nhiên liệu mà không cần sự xuất hiện của phản ứng cháy.
-
Có thể nói, lò nung gốm bằng gas tiết kiệm năng lượng chính là phao cứu sinh cho làng nghề Bát Tràng. Với công nghệ mới này Bát Tràng giờ đây không chỉ có sức cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng, mẫu mã nơi đây còn có thể phát huy hơn nữa tiềm năng du lịch làng nghề vốn đã là thế mạnh từ lâu
-
hòng thí nghiệm của NREL đã lập kỷ lục vào năm 2008 khi sản xuất được một tấm pin mặt trời dạng phim mỏng có hiệu suất 20%, sử dụng nguyên liệu bán dẫn Copper Indium Gallium diSelenide (CIGS). Một công nghệ khác cũng có triển vọng là công nghệ Cadmium-telluride (CdTe), công nghệ này tạo ra hiệu suất khoảng 16,8% cho những tấm pin.
-
Trạm thay pin cho xe chạy bằng điện. Mặc dù công nghệ về pin cho xe chạy điện đang phát triển nhanh chóng, nhưng một chiếc EV chỉ chạy được tối đa 150km sau mỗi lần sạc, và mỗi lần sạc mất khoảng 4-10 tiếng, khá bất tiện cho những chuyến đi dài. Công ty Better Place đã có giải pháp cho vấn đề này. Họ đã triển khai những trạm thay pin tự động có thể thay pin cho xe chạy điện chỉ trong 60 giây
-
Để tháo gỡ những khó khăn, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia ứng dụng các giải pháp, đầu tư công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, Chương trình MTGQ về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã có các chương trình kiểm toán năng lượng, đào tạo, tư vấn và hỗ trợ cho các DN trong vấn đề đầu tư công nghệ TKNL. Theo đó số tiền doanh nghiệp được hỗ trợ tương đương với 30% tổng vốn đầu tư cho công nghệ TKNL và số tiền này tối đa là 5 tỷ đồng.
-
Giáo sư Benoit Marsan và cộng sự, trường đại học Quebec Canada đã phát triển hai công nghệ có thể làm thay đổi hoàn toàn tương lai của pin mặt trời. Ông đã tìm ra cách giải quyết 2 vấn đề đã kìm hãm sự phát triển của pin mặt trời trong 20 năm qua
-
Một nhóm các nhà nghiên cứu của Học viên công nghệ Massachusetts (MIT) đã tiến một bước dài trong công nghệ sản xuất pin. Công nghệ này cho phép chế tạo ra loại pin có tỷ trọng năng lượng gấp 3 lần các loại pin thông thường
-
Theo một thống kế mới đây, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Mỹ trong năm 2009, trở thành nước dành nhiều đầu tư nhất cho công nghệ sử dụng năng lượng sạch.
-
Ngày 9/3, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình sản xuất điện từ biogas bằng công nghệ hiện đại nhất thế giới, tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Trung tâm Vật liệu và Môi trường khắc nghiệt (Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa hoàn thành nghiên cứu thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT) phục vụ cho những vùng nuôi trồng thủy sản mà hiện nay chủ yếu dùng điện xoay chiều 220V, đòi hỏi dây dẫn điện khá dài, dễ mất an toàn.
-
Từ đầu 2008, trước thực trạng năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và đắt đỏ, Sở Khoa học & Công nghệ TPHCM và Khoa công nghệ & Quản lý môi trường (ĐH Văn Lang) đã phối hợp nghiên cứu khả năng sinh khí sinh học từ hỗn hợp chất thải rắn (CTR) hữu cơ và đã ứng dùng thành công khi sử dụng làm nhiên liệu phát điện.
-
Cơ quan Nghiên cứu&Phát triển Hải dương Nhật Bản đã bắt tay vào việc phát triển công nghệ biến khí thải CO2 thành khí đốt tự nhiên mêtan, bằng cách bơm CO2 xuống mỏ than dưới đáy biển và "nhờ" các vi sinh vật đặc biệt ở đó chuyển CO2 thành khí đốt tự nhiên.
-
Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), đã diễn ra Hội thảo "Ứng dụng và Giới thiệu công nghệ mới tiết kiệm năng lượng (TKNL) của sản phẩm làm lạnh" của Tập đoàn FUJITSU, với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Nhật Bản, cùng đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh và các tập đoàn, các công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng sản phẩm TKNL.
-
Bắt đầu từ năm nay, với tiêu chí đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay theo các điều kiện tín dụng được duyệt và thời gian lắp đặt trang thiết bị không quá 2 năm (tính từ năm 2010), các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo sẽ được cho vay tối đa 85% tổng mức đầu tư với mức vay tối thiểu dự kiến khoảng 1 triệu USD với thời gian vay tối đa 20 năm và 5 năm ân hạn.
-
Ngày 20 tháng 1 năm 2010, tại TP. HCM, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Hiệu suất năng lượng trong sản xuất Công nghiệp thông qua Tối ưu hóa hệ thống và Các tiêu chuẩn về Quản lý năng lượng” nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đánh giá lại quá trình sử dụng năng lượng đồng thời tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ nâng cao hiệu suất năng lượng, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
-
Sân bay John Lennon ở thành phố Liverpool của Anh sẽ trở thành sân bay đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ biến hơi thở của hành khách thành nhiên liệu sinh học, nhằm tiết kiệm chi phí xăng dầu.
-
Công nghệ mặt trời đang phát triển nhanh chưa từng có. Ngày nay, người ta đã tạo ra được hệ thống panel mặt trời mà bạn có thể dễ dàng tự lắp được ở nhà để khai thác năng lượng mặt trời.
-
Nhiều quốc gia đã tăng cường triển khai công nghệ yếm khí để sản xuất năng lượng từ rác thải, góp phần giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia tăng nhiệt độ trái đất. “Một mũi tên trúng nhiều đích”, công nghệ này vừa tạo ra nguồn năng lượng “sạch” vừa làm sạch môi trường sống.