-
Với nhiều nỗ lực từ các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức và mỗi cá nhân, việc sử dụng năng lượng mặt trời sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong thời gian tới.
-
Chuyến đi được xem là một triển lãm du lịch nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng sạch. Đây cũng là chuyến đi vòng quanh địa cầu đầu tiên của một tàu dùng quang năng.
-
Bảo Định được biết đến là trung tâm năng lượng tái tạo của tỉnh Hà Bắc (thuộc thành phố Bắc Kinh) năm 2002 sau thành công của công ty năng lượng xanh Yingli (thành lập năm 1987) - một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về tấm pin mặt trời tại Bảo Định, Hà Bắc. Năm 2006, lãnh đạo thành phố tuyên bố Bảo Định là “Thành phố năng lượng sạch”.Hiện tại, Bảo Định có 2 phòng nghiên cứu của chính phủ và 170 công ty sản xuất thiết bị năng lượng sạch.
-
Ông Matthew Warren, Chủ tịch Hội đồng Năng lượng sạch, cơ quan đại diện cho hơn 300 công ty quang năng và chịu trách nhiệm chứng nhận các nhà lắp đặt quang năng đã cho biết hệ thống quang năng là an toàn và nguy cơ tai nạn do quang năng dân dụng là rất thấp.
-
Dự án là một phần trong sáng kiến Năng lượng cho Mọi người của ADB nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với các nguồn năng lượng sạch, hiện đại vì mục tiêu phát triển toàn diện và phát triển bền vững.
-
Nhãn sinh thái là một công cụ tiếp thị hữu hiệu dành cho các sản phẩm như sản phẩm hữu cơ, nhưng liệu chúng có thể hữu dụng như vậy đối với ngành năng lượng sạch? Suy nghĩ về điều này, ngành năng lượng gió đã đưa ra một chương trình nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này và mang lại sự tin tưởng về tính thân thiện với môi trường.
-
Australia cũng sẽ thành lập một Tập đoàn tài chính năng lượng sạch với số vốn hoạt động vào khoảng 10 tỷ AUD để tài trợ cho các dự án lớn sử dụng năng lượng Mặt Trời, địa nhiệt, sóng biển...
-
Người dân châu Á sẽ phải gánh chịu thiệt hại do hậu quả của biến đổi khí hậu lớn hơn bất cứ nơi nào khác. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tùy thuộc vào các quyết định trong khu vực, trong đó, các nước châu Á cần phải có những bước đi căn bản nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, xóa bỏ trợ cấp cho chất đốt hóa thạch và chuyển dần sang sử dụng năng lượng sạch, đầu tư cho năng lượng tái tạo
-
DOE vừa công bố chương trình tác của mình với Ấn Độ trong khuôn khổ quỹ đầu tư liên bang trị giá 25 triệu đôla sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm tới, thông qua Trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch Mỹ - Ấn (JCERDC).
-
Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
-
Theo tiến sỹ Moeller, một chuyên gia hóa học tại khoa Khoa học nghệ thuật, trường Đại học Washington , St.Louis, ý tưởng này rất đơn giản tuy nhiên lại hàm chứa ý nghĩa to lớn. Tất cả những gì cần làm là sử dụng pin quang điện (năng lượng sạch) để cung cấp điện cho các phản ứng điện hóa (hóa học sạch).
-
Tiếp sau thành công của những dự án đã triển khai, ngày 7/1/2011, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt triển khai đề án “Sử dụng năng lượng hiệu quả và ứng dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”. Trong giai đoạn này thành phố Đà Nẵng xác định đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai các chương trình về tiết kiệm năng lượng.
-
Đường hầm năng lượng Mặt trời (Solar Tunnel) đầu tiên của châu Âu đã được chính thức khai thông tại Bỉ, với mục tiêu cung cấp năng lượng sạch cho các xe lửa nối liền châu lục này.Với chi phí xây dựng 15,6 triệu euro, Solar Tunnel có chiều dài 3,6 km, chạy vắt qua Antwerp ở miền bắc Bỉ. Tổng cộng có đến 16.000 bảng điện Mặt trời đã được sử dụng để bao phủ diện tích 50.000m2 của đường hầm, gấp 8 lần sân bóng đá.
-
Trong báo cáo đầu tiên về năng lượng sạch toàn cầu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định, thế giới đã đạt được thành công đầy ấn tượng trong việc phát triển công nghệ năng lượng sạch trên toàn cầu.IEA kêu gọi các chính phủ trợ giúp tích cực để triển khai mạnh mẽ các phương tiện vận tải chạy bằng điện hoặc vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng nhiên liệu hoá thạch, với mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 20 triệu phương tiện này được đưa vào sử dụng.
-
Tại cuộc hội thảo bàn về tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tiết kiệm năng lượng do ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hôm qua, các chuyên gia đã nêu lên những vấn đề đáng để Việt Nam phải học tập. Ví dụ, trong giai đoạn 2005 – 2010, nhờ sử dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch, Trung Quốc đã tạo được thêm 445 triệu kWh năng lượng mới, trong đó, có 21,58% từ thuỷ điện và 0,86% từ điện nguyên tử; đã đóng cửa các nhà máy than cũ, quy mô nhỏ với tổng cộng 72,1 triệu KWh, xây dựng thêm nhiều nhà máy với năng suất cao và hiệu quả hơn từ các nhà máy cũ.
-
Báo cáo của OECD cho biết đã có một số dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới đang dần phát triển theo xu hướng "xanh hóa", ví dụ như ngày càng có nhiều các bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch. Trong tổng số các bằng sáng chế đó, 24% thuộc về ngành năng lượng tái tạo, 20% là bằng sáng chế cho các loại xe điện và xe hyblai (loại xe có động cơ chạy bằng xăng và điện) và 11% là các sáng chế trong việc tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà và các thiết bị chiếu sáng.
-
Tổng thống Obama đã chủ trương đầu tư 150 tỷ USD trong 10 năm để nghiên cứu năng lượng tái tạo và các phương pháp chuyển đổi năng lượng. Liên doanh với Mỹ là cơ hội tốt để các công ty nước ngoài về năng lượng xanh tiếp cận nguồn vốn này, ngược lại Mỹ cũng cần sự hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo. Nhiều quốc gia với sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực năng lượng sạch mở ra nhiều cơ hội hợp tác cùng Mỹ trong việc giải quyết vấn đề năng lượng.
-
Tiến sĩ Tom Clarke, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Cùng với năng lượng từ gió và Mặt trời, sản xuất điện sinh học từ vi khuẩn là một nguồn năng lượng sạch. Tuy nhiên, sản xuất điện từ vi khuẩn tạo ra nguồn điện liên tục hơn và không không phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như sản xuất điện từ năng lượng gió và Mặt trời”.
-
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), trong 10 năm vừa qua, thiếu vốn và độ tín nhiệm thấp của nhà đầu tư tư nhân là thực trạng mà ngành năng lượng sạch Châu Á phải gánh chịu. Johanna Klein, viên chức đầu tư mảng thị trường vốn và tài chính của ADB cho biết vai trò của tổ chức này là phát hiện những trở ngại trong việc thu hút vốn và giải quyết bằng nguồn vốn của mình.
-
Bình Thuận đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút phát triển các dự án phong điện. Hiện có 10 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký 12 dự án trong lĩnh vực phong điện với tổng công suất hơn 2.000 MW. Gió ở Bình Thuận có quanh năm, với tốc độ trung bình khoảng 6 m/giây, hơn nữa tần suất bão lại thấp. Phía đông nam tỉnh Bình Thuận còn vùng đồi cát ven biển rộng hơn 50 nghìn ha chưa sử dụng. Công suất tiềm năng điện gió của toàn tỉnh có thể lên đến 5.000 MW và khả năng khai thác có hiệu quả ngay trong điều kiện hiện nay khoảng 1.500 MW.