-
Sáng 2/3, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp tổ chức Vòng chung kết và xếp hạng Cuộc thi “Ý tưởng, sáng kiến sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong thanh thiếu niên” năm 2022.
-
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cà phê, nhờ áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, mỗi năm, Công ty Nestlé Việt Nam có thể giảm gần 13.000 tấn CO2 phát thải trong quá trình đốt lò hơi. Toàn bộ bã cà phê, cát thải đều được tuần hoàn, tái sử dụng. Riêng việc sử dụng viên năng lượng sinh khối giúp doanh nghiệp tiết kiệm 40 - 50 tỷ đồng/năm chi phí năng lượng lò hơi.
-
Sáng ngày 28/2 đã diễn ra Chương trình truyền thông và tập huấn “Người tiêu dùng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả” năm 2023.
-
Ngày 23/2, Viện Năng Lượng - Bộ Công Thương phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tham vấn “Đánh giá tổng thể về sản xuất Hydro xanh từ các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió và tiềm năng sử dụng ở Việt Nam” nhằm góp phần giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở Việt Nam.
-
Ngày 23/2/2023, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phoxay Sayasone- Bộ Năng lượng và Mỏ Lào.
-
Cho dù trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đề ra mục tiêu tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ chế thúc đẩy các doanh nghiệp và người dân tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả…
-
Hiện tại, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Chương trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ tới năm 2050. Chính vì vậy, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Cộng hòa Séc trong lĩnh vực năng lượng, một lĩnh vực trọng yếu và đang nhận được mối quan tâm đặc biệt.
-
Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Rémy Rioux thông tin về khoản cam kết 50 triệu euro, giúp Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo.
-
Hà Tĩnh đề xuất Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA) quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ đầu tư dự án “Phát triển nguồn năng lượng sinh khối nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững tại tỉnh Hà Tĩnh” với tổng vốn đầu tư dự kiến 17,4 triệu USD.
-
Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (Vietnam Scaling up Energy Efficiency for Industrial Enterprises Project - VSUEE) đang tìm kiếm đối tác là một doanh nghiệp chuyên thực hiện dịch vụ xây dựng, duy trì và quản trị website của dự án.
-
Trong chuyến thăm chính thức Singapore, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị lãi suất ưu đãi cho các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
-
Ngày 9/2, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Chương trình năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (V- LEEP) tổ chức Hội thảo phổ biến Kế hoạch hành động ứng phó với biến đối khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch hành động).
-
Chiều 7/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp bà Ramba Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Tổ chức Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam; bà Aler Grubbs, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế (USAID) Hoa Kỳ tại Việt Nam.
-
Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện tập trung các lĩnh vực sản xuất kinh doanh than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp. Song song với việc khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế, những năm qua Tập đoàn không ngừng đề ra nhiều giải pháp để tiết kiệm năng lượng.
-
Để góp phần vào nỗ lực chung của cả nước trong việc thực hiện tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) phấn đấu sản lượng điện thương phẩm đạt kế hoạch Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) giao là 27,35 tỷ kWh (tăng 3,5% so với năm 2022) và sản lượng điện tiết kiệm phấn đấu đạt mức ≥ 2% điện thương phẩm.
-
Năm 2023, bức tranh năng lượng toàn cầu có nhiều khó khăn. Do đó, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả lại càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Tiết kiệm năng lượng giúp bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời tạo ra những đóng góp quan trọng cho mục tiêu Net Zero của Việt Nam đến năm 2050.
-
Với những nỗ lực trong áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL), Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam - Chi nhánh 3 tại TP. Hồ Chí Minh đã giảm được mức tiêu hao năng lượng tới 20%/năm. Năm 2022, Công ty đã xuất sắc giành giải Nhất Cuộc thi Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp, do Bộ Công Thương tổ chức.
-
Việt Nam đang triển khai những bước đầu của việc chuyển đổi năng lượng. Cùng với đó, tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
-
Sự kiện được tổ chức tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) và ông Patrick Haverman (Phó trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam).
-
Việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng trong đó có tiết kiệm điện là vấn đề hết sức cấp bách mang tính toàn cầu, cũng như là giải pháp quan trọng giúp giảm áp lực trong việc cung cấp điện.