-
Theo báo cáo Xu hướng năng lượng (Energy Trends), Scotland đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu sản xuất năng lượng tái tạo đầy tham vọng là tới năm 2020 sẽ tạo ra 80% công suất điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Bản báo cáo này cũng cho biết trong năm 2009, 27% điện năng của Scotland được tạo ra từ năng lượng tái tạo. Chính phủ Scotland đã lập dự án nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo nên 31% trong năm 2011.
-
Dịch vụ thông tin gió cộng đồng của Second Wind sẽ sử dụng Triton trong vòng từ 3 đến 12 tháng để tiến hành đo gió, sau đó thống kê các số liệu cùng với những nguồn thông tin gió sẵn có khác để đưa ra Bản báo cáo thông tin gió. Bản báo cáo sẽ bao gồm những ước định và yếu tố công suất dự kiến của tuabin.
-
Theo một bản báo cáo được công bố tuần qua, Mỹ vẫn chưa thể khai thác được tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi. Bản báo cáo này đòi hỏi Mỹ cần phải có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa trong việc phát triển điện gió ngoài khơi Đại Tây Dương.
-
Tuần trước, tập đoàn kiểm toán hàng đầu Ernst & Young đã đưa ra bản báo cáo khẳng định vị thế dẫn đầu của Châu Á trong lĩnh vực năng lượng xanh. Tác giả bản báo cáo viết: “Một thế giới mới đang nổi lên trong vấn đề năng lượng sạch với Trung Quốc là vị thủ lĩnh chắc chắn trên thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu”.
-
Tiết lộ về báo cáo Năng lượng 2020, Ông Guenther Oettinger, thành viên Hội đồng năng lượng đã kêu gọi khoản đầu tư 1nghìn tỉ Euro cho “Âu hóa chính sách năng lượng”. Số tiền này có thể lấy từ khoản đóng thuế hoặc từ chính các công ty năng lượng. EU hi vọng rằng việc chia sẻ thị trường sẽ bảo vệ từng quốc gia thành viên khỏi những tranh cãi với các nhà cung cấp như Liên Bang Nga.
-
Có nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ nên đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển ngành khí như: doanh thu, kinh tế, môi trường, an ninh năng lượng, sản xuất điện… Theo báo cáo “Xây dựng khung phát triển ngành khí Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới mới được công bố thì qui mô của ngành khí tự nhiên của Việt Nam sẽ tăng lên gấp 3 lần nếu đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra. Đến năm 2025, ngành khí phải đảm bảo khai thác đủ lượng tiêu thụ lên mức 24 tỷ m3/năm.
-
Bản báo cáo về quản lí năng lượng tại Úc đã chỉ ra thiếu sót của chính phủ trong việc giáo dục người tiêu dùng cách thức tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí và tác động của carbon. Điều tra cho thấy, 2700 hộ dân tại Úc đang còn có những hiểu biết rất mập mờ về các chính sách khuyến khích tiết kiệm năng lượng của chính phủ như Dự án Green Loans, xếp hạng Green Star tại các tòa nhà, và cũng gần như không biết phải bắt đầu tiết kiệm năng lượng từ đâu.
-
Các nước đang phát triển hối thúc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có biện pháp khuyến khích sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình trong các lĩnh vực như điện nguyên tử, y tế, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường. Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đang triệu tập cuộc họp để đánh giá báo cáo đầu tiên của Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano, kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 9/2009.
-
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo "Triển vọng năng lượng thế giới hàng năm," trong đó dự báo Australia sẽ vượt qua Na Uy, trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 3 trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 2035, sau Mỹ và Canada. Theo IEA, sản lượng khí đốt của Australia sẽ vượt Malaysia vào năm 2020, và vượt Indonesia vào năm 2025.
-
Tại Hội nghị công bố Báo cáo cuối cùng “Khung phát triển ngành khí Việt Nam” tổ chức ngày 11/11, tại Hà Nội, WB đã cảnh báo Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí đốt. Theo WB, hiện ngành khí Việt Nam đang phải đối mặt với ba thách thức lớn khiến nguy cơ thiếu hụt khí sẽ có thể xảy ra vào năm 2025 - khi mà nhu cầu khí đốt tăng gấp ba lần so với hiện nay. Đó là giá khí không ổn định do phương pháp định giá không rõ ràng, không khuyến khích được nhà đầu tư.
-
Theo một báo cáo mới đây, tại Mỹ, công suất điện gió tăng thêm trong năm nay sẽ giảm 39%. Điều này có thể coi như một cú giáng kinh hoàng cho các ngành công nghiệp hiện đang lao đao trong vòng luẩn quẩn của suy thoái. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp điện gió của Hoa Kỳ, chuyện còn tồi tệ hơn khi mức tăng công suất trong 5 năm qua là 39%.
-
Theo một báo cáo mới đây của báo điện tử Bloomberg, Hoa Kỳ đang trên đà bùng nổ năng lượng mặt trời. Nhờ đó, đến năm 2020, nguồn năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng được 4,3 % tổng nhu cầu điện năng toàn quốc gia. Mấu chốt của vấn đề này nằm ở 12 chữ số: Các nhà đầu tư cần bỏ ra 100 tỷ dolla đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng mặt trời để duy trì mức tăng 42% của lượng cung mỗi năm khiến công suất được mở rộng từ con số 1,4 GW hiện nay lên tới 44 GW trong thập kỷ tiếp theo.
-
Báo cáo Năng lượng gió toàn cầu 2010 (GWEO 2010) chỉ ra lượng gió có vai trò then chốt trong việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thế giới ngày một tăng cao và tiến tới mục tiêu giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Theo dự tính, tới năm 2010, công suất điện từ năng lượng gió sẽ đạt 1000 GW, giúp giảm 1,5 tỉ tấn CO2 mỗi năm, chiếm 50 – 75% tổng mức độ giảm thiểu phát thải khí mà các nước công nghiệp hóa đã thông qua tại cam kết Copenhagen tới năm 2020. năm 2030, sẽ có khoảng 34 tỉ tấn CO2 được cắt giảm nhờ công suất 2300GW điện từ phong năng.
-
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo về tình hình cung cấp và sử dụng điện năng của tỉnh, những văn bản pháp luật về tiết kiệm điện năng; giới thiệu chương trình mục tiêu quốc gia và phương pháp xây dựng chương trình mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của tỉnh giai đoạn 2010-2015.
-
Thị trường phong điện Trung Quốc đang chiếm ưu thế hơn Mỹ nhờ khung chính sách hỗ trợ rõ ràng, Steve Sawyer, Tổng thư ký Ủy ban năng lượng gió toàn cầu (Global Wind Energy Council - GWEC) cho biết.Theo bản báo cáo mới nhất của GWEC, năm 2009, Trung Quốc xếp thứ hai trong việc phát triển nguồn phong điện và là nhà khách hàng mua công nghệ gió lớn nhất thế giới.
-
Ngày 9.10.2010, tại Nhật Bản, khóa tập huấn về TKNL cho các cán bộ Việt Nam (ECVN7) đã kết thúc tốt đẹp, sau 12 ngày làm việc nghiêm túc, vừa nghiên cứu lý thuyết vừa thực tập vận hành máy tại các cơ sở làm tốt công tác TKNL của Nhật Bản. Ngày cuối cùng của khóa học, các học viên Việt Nam và các chuyên gia Nhật Bản đã dành nhiều thời gian trao đổi, rút kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo. Sau khi các nhóm báo cáo kết quả thu hoạch, khóa đào tạo đã chính thức bế giảng, trao giấy chứng chỉ cho các học viên.
-
Báo cáo của 2 hãng cho biết: “ Pin nhiên liệu hyđro mới được sản xuất tương thích với toàn bộ các mẫu xe của hãng Pedego.Chiếc pin nặng chỉ gần 700g này có khả năng tạo ra 700 Wh điện năng trong khi loại pin liti cũ nặng hơn 3kg chỉ tạo được khoảng 350 Wh.
-
Theo TKV, sau khi giấy phép thăm dò được cấp, Tập đoàn sẽ khẩn trương tổ chức thi công và lập báo cáo, nếu được nhà nước phê duyệt, TKV sẽ lập các dự án khai thác than thử nghiệm bằng công nghệ khai thác hầm lò truyền thống hoặc khí hóa than trong lòng đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội.
-
Báo cáo nghiên cứu của Bloomberg cho biết nhiên liệu sinh học do các công ty của châu Âu và Trung Quốc phát triển có thể giúp giảm sự phụ thuộc của EU vào các nguồn năng lượng nhập khẩu bằng cách thay thế tới 65% khối lượng nhiên liệu hoá thạch nhập khẩu của khối này từ bên ngoài.
-
Đầu tháng 9 vừa qua, tại Đồng tháp đại diện Trung tấm Khuyến công & Tư vấn phát triển công nghiệp đã báo cáo và thảo luận kết quả kiểm toán năng lượng cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là chương trình thực hiện chính sách năng lượng Quốc gia vừa được Bộ Công Thương hỗ trợ ở một số tỉnh, thành phố phía Nam (gọi tắt là ANEP 2).