-
(BCN)- Với mục đích quảng bá, trao đổi kinh nghiệm nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp sạch, khuyến khích sử dụng năng lượng sinh học và nhiên liệu sinh học trong các lĩnh vực kinh tế nói chung và trong lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải nói riêng; trong hai ngày 19 và 20/9/2006, hội thảo về công nghệ sạch trong ngành công nghiệp và giao thông vận tải đã được tổ chức tại khách sạn Melia, Hà Nội.
-
(BCN)- Trong thời gian từ 11 đến 15/9/2006, tại Hà Nội, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công nghiệp đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn Tiết kiệm năng lượng tổ chức khóa đào tạo về phát triển các dự án điện gió, thuộc dự án “Xây dựng năng lực cho các nhà phát triển dự án, nhà cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật và các nhà quy hoạch của Chính phủ về thực hiện các hoạt động chuẩn bị để phát triển các dự án điện gió ở Việt Nam và Philippines có kế thừa các tiêu chuẩn Châu Âu và Quốc tế”, do liên minh Châu Âu tài trợ.
-
Hiện nay, chúng ta đã quen với việc sử dụng cầu dao tự động chống giật cho người và rò điện trong thiết bị điện loại 1 pha và 3 pha trong dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên trong công nghiệp, việc chống giật cho người lao động và chống rò điện cho các thiết bị điện với công suất lớn đòi hỏi phải có cầu dao tự động chống giật-rò điện công suất lớn.
-
Động cơ điện là bộ phận quan trọng trong các máy móc công nghiệp, làm nhiệm vụ biến đổi điện năng thành cơ năng. Động cơ điện tiêu thụ khoảng 60% tổng điện năng trong những nhà máy sản xuất, cho nên cần thiết phải có sự chọn lựa hợp lý và sử dụng hiệu quả.Động cơ điện và thị trường
-
Hiện nay, chúng ta đã quen với việc sử dụng cầu dao tự động chống giật cho người và rò điện trong thiết bị điện loại 1 pha và 3 pha trong dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên trong công nghiệp, việc chống giật cho người lao động và chống rò điện cho các thiết bị điện với công suất lớn đòi hỏi phải có cầu dao tự động chống giật-rò điện công suất lớn. Điều này gặp nhiều trở ngại do giá thành cầu dao loại đó khá đắt, nhất là với công suất lớn.
-
Từ kinh nghiệm của người nhiều năm làm công việc sấy chè, Giám đốc Công ty chè Tùng Lâm Vũ Kiên Chỉnh cùng kỹ sư cơ khí Vũ Ngọc Thủy đã mày mò chế tạo thành công máy cấp nhiệt công nghiệp "Green Flame" (ngọn lửa xanh).
-
(BCN)- Cuộc tọa đàm do Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công nghiệp) phối hợp với Trung tâm phát triển các tài nguyên môi trường năng lượng (CEERD- Thái Lan) tổ chức vào hôm nay, tại Hà Nội nhằm đưa ra những phác thảo cũng như thu nhận ý kiến phản hồi về tính khả thi của phương hướng phát triển các dự án gió ở Việt Nam.
-
Khí hoá than, đó là sản xuất khí nhiên liệu bằng cách oxy hoá không hoàn toàn thành phần hữu cơ trong than. Hồi giữa thế kỷ XX, người ta rất quan tâm đến phương thức chế biến than này ở quy mô công nghiệp. Chỉ tính riêng ở Liên Xô trước đây, đến năm 1958 đã có tới 2500 thiết bị sản xuất khí thuộc các chủng loại khác nhau, và đã có trên 15 triệu tấn than được khí hoá trong một năm.
-
Nhiên liệu là chất khi cháy tạo ra nhiệt năng. Trong số những nhiên liệu phổ biến nhất được sử dụng trong đời sống cũng như trong công nghiệp phải kể đến củi, than, khí tự nhiên, dầu mỏ. Uran dùng trong nhà máy điện hạt nhân được gọi là nhiên liệu hạt nhân vì nó cũng toả ra nhiệt năng, tuy nhiên đó là do phản ứng phân hạch chứ không phải do cháy.
-
(BCN)- Được sự hỗ trợ về kinh phí và giúp đỡ về kỹ thuật của Bộ Công nghiệp, Viện Năng lượng đã tiến hành triển khai đề tài nghiên cứu cấp Bộ trong năm 2003-2004 về việc sử dụng thanh nhiên liệu ép từ phụ phẩm nông nghiệp cho các lò đốt tại các địa phương. Chúng tôi xin được giới thiệu những nội dung chính của đề tài với bạn đọc.
-
(BCN)- Cuối tuần qua, tại trụ sở Bộ Công nghiệp đã diễn ra kỳ họp thứ nhất cuả BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (gọi tắt là BCĐ Chương trình). Cuộc họp trên tập trung thảo luận 3 nội dung chính: Quy chế hoạt động và làm việc của BCĐ quốc gia, nội dung các đề án/dự án của chương trình và phân công nhiệm vụ các thành viên trong BCĐ. Bộ trưởng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp.
-
(BCN)- Trong hai ngày 24 và 25/5, Vụ Khoa học, Công nghệ (Bộ Công nghiệp) đã phối hợp với các đối tác VTT, NEF (châu Âu) EEEC, CDC (ASEAN) tổ chức hội thảo tư vấn Dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Văn phòng TKNL Việt Nam.
-
(BCN)- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (giai đoạn 2006- 2015) và Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006- 2010, chiều nay (30/3), Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp rà soát các dự án và thông qua các nội dung để khởi động Chương trình này. Theo đề xuất của Vụ Khoa học công nghệ, dự kiến sẽ có 11 đề án được triển khai với tổng kinh phí gần 520 tỷ đồng.
-
(BCN)- Vừa qua, tại Bộ Công nghiệp, các cơ quan thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng Việt Nam do Vụ Khoa học Công nghệ chủ trì phối hợp với các công ty EEEC (Thái Lan), CDC (Singapo), VTT (Phần Lan) và NEF (Anh) tổ chức cuộc hội thảo khởi động dự án trên.
-
(BCN)- Đề tài “Nghiên cứu định lượng tính khả thi của việc sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo quy mô công nghiệp ở Việt nam” do Viện Năng lượng là cơ quan chủ trì và điều phối tiến hành triển khai nghiên cứu. Đây là một trong những đề tài trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2001-2005, trong khuôn khổ “Nghiên cứu KH&CN phục vụ, nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản lý hiệu quả ngành Năng lượng”.
-
Hiện nay chúng ta đang sử dụng hàng ngàn lò hơi các loại mà trong đó phần lớn là các lò có hiệu suất sử dụng năng lượng thấp, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường và kém hiệu quả về mặt kinh tế. Tình hình này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có các giải pháp giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng trong sử dụng và vận hành các lò hơi của cơ sở mình.
-
Hơn bao giờ hết, hiện nay đối với các ngành công nghiệp chủ lực như xi măng, thép, kính, gốm sứ, dệt nhuộm và vật liệu xây dựng, vấn đề tiết kiệm năng lượng trở nên rất bức xúc. Giá xăng dầu càng ngày càng cao, Nhà nước không thể bao cấp mãi, và giá tăng là điều tất yếu.