-
Chiều nay 3/6, tại Hà Nội, WWF Việt Nam đã chủ trì buổi họp báo về Chương trình Câu chuyện Trái đất, cuộc thi kêu gọi các cá nhân và tập thể trên khắp cả nước chia sẻ những câu chuyện có thật, những trải nghiệm của họ xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu với đặc điểm văn hóa và địa lý từ chính nơi họ sống.
-
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ “Đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân. Sau 4 năm thực hiện, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng trong Bộ, sở giáo dục đào tạo, các đại học, học viện, trường cao đẳng, đại học trong cả nước triển khai nhiều hoạt động thiết thực và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.
-
Thái Nguyên được biết đến không những là cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim mà còn là trung tâm giáo dục - đào tạo của vùng Việt Bắc, đứng thứ 3 cả nước về số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn. Vì vậy, nhu cầu sử dụng điện rất cao, công suất tiêu thụ cực đại hiện nay là 250MW, sản lượng điện cần khoảng 4,5 triệu kWh/ngày, trong đó điện phục vụ sản xuất công nghiệp chiếm gần 80%.
-
Bình Thuận đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút phát triển các dự án phong điện. Hiện có 10 nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký 12 dự án trong lĩnh vực phong điện với tổng công suất hơn 2.000 MW. Gió ở Bình Thuận có quanh năm, với tốc độ trung bình khoảng 6 m/giây, hơn nữa tần suất bão lại thấp. Phía đông nam tỉnh Bình Thuận còn vùng đồi cát ven biển rộng hơn 50 nghìn ha chưa sử dụng. Công suất tiềm năng điện gió của toàn tỉnh có thể lên đến 5.000 MW và khả năng khai thác có hiệu quả ngay trong điều kiện hiện nay khoảng 1.500 MW.
-
Chính phủ Trung Quốc đề ra nhiều chính sách hỗ trợ ngành năng lượng điện gió như nhà sản xuất không phải trả tiền thuê đất và nhà nước có kế hoạch cung cấp điện sạch trên cả nước. Đây là một chính sách quan trọng trong phát triển nguồn năng lượng sạch. Hiện nay, bình quân một tuần ở Trung Quốc có một nhà máy nhiệt điện mới được đưa vào hoạt động.
-
Hiện cả nước có 21 dự án điện gió quy mô nối lưới phổ biến công suất 30 MW đang được nghiên cứu triển khai tập trung ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định và Lâm Đồng.Dự thảo cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam (lần thứ tư) đã làm rõ hơn những cơ chế ưu đãi tạo điều kiện cho nhà đầu tư để triển khai các dự án điện gió tại Việt Nam, như quy định về trách nhiệm mua điện đối với các dự án điện gió, ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, ưu đãi về hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió.
-
Toàn bộ năng lượng được sử dụng tại huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đều là năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời. Như vậy đến thời điểm này, Trường Sa là huyện đầu tiên trong cả nước sử dụng nguồn năng lượng sạch.
-
Nguy cơ thiếu trầm trọng nguồn cung điện tiếp tục gia tăng trong những tháng mùa khô. Cả nước đang nỗ lực triển khai đồng loạt các giải pháp ứng phó với tình trạng thiếu điện nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.
-
Sau 5 năm giai đoạn I “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, đồng loạt 6 nhóm nội dung đã được triển khai và bước đầu gặt hái được thành quả đáng tự hào. Thực hiện nội dung Tổ chức mạng lưới quản lý và triển khai các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các tỉnh, thành phố đến nay mạng lưới các trung tâm TKNL, trung tâm khuyến công, đơn vị tư vấn trong lĩnh vực TKNL đã được thành lập và có mặt ở cả 3 miền. Các hoạt động của các đơn vị này đều do Văn phòng TKNL quốc gia chỉ đạo và điều phối, giám sát.
-
Lễ tôn vinh các phóng viên, nhà báo hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng TKNL năm 2010 đã diễn ra tại TP Phan Thiết, Bình Thuận. Qua 4 năm tổ chức, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của trên 250 phóng viên, nhà báo đến từ 60 cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước. Năm 2010, giải thưởng thu hút gần 100 phóng viên trên cả nước tham gia với hơn 300 tác phẩm dự thi. Hội đồng giám khảo đã chọn ra 23 tác phẩm để trao giải với 02 giải nhất, 05 giải nhì, 05 giải ba và 11 giải khuyến khích được trao.
-
Dự báo, năm 2011 và những năm tiếp theo, tình hình cung ứng điện sẽ tiếp tục gặp khó khăn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, ý thức TKĐ, trình độ công nghệ trong sản xuất của nhiều doanh nghiệp còn thấp khiến cho nguồn điện đã thiếu nhưng hiệu quả sử dụng chưa triệt để. Năm 2011, cả nước sẽ thiếu khoảng 3,8 tỷ kWh điện. Tại Khánh Hòa, so với dự báo phát triển phụ tải trên địa bàn toàn tỉnh, sản lượng điện được phân bổ từ tháng 2 đến tháng 6-2011 chỉ đáp ứng 93 - 95% nhu cầu.
-
Tính đến thời điểm này, mực nước các hồ thủy điện vẫn thấp hơn nhiều so với mực nước đầy hồ. Ước tính tổng lượng nước thiếu hụt để tích đầy các hồ là 12 tỉ m3, tương đương thiếu hụt 3 tỉ kWh sản lượng điện. Theo tính toán, năm 2011 cả nước thiếu khoảng 3 - 4 tỉ kWh (năm 2010 cả nước thiếu 1 tỉ kWh). Trong khi đó, riêng việc buộc phải xả 2,73 tỉ m3 nước các hồ thủy điện cho vụ đông xuân đã tiêu tốn của EVN khoảng 500 triệu kWh điện.
-
Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011. Các nhà máy điện và hệ thống lưới truyền tải vận hành ổn định, sự cố lưới điện phân phối xảy ra không nhiều. Khi sự cố xảy ra, các Tổng công ty Điện lực đã khẩn trương xử lý, khôi phục cấp điện trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt về việc xả nước đợt 1 phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2010-2011, các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các trạm bơm được cung cấp điện liên tục, ổn định; ba hồ Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã xả 1,37 tỷ m3 nước.
-
Sau 5 năm triển khai chiến lược mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng (TKNL) (2006-2010), 4901 KTOE, tương đương 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ được tiết kiệm. Để làm được điều này, nhiều hoạt động đã triển khai sâu rộng trên cả nước.
-
Bộ Công Thương đang trình Chính phủ phê duyệt mục tiêu cho giai đoạn 2 của chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2011 – 2015, theo đó trong năm 5 tới, cả nước sẽ tiết kiệm từ 8-10% trên tổng năng lượng tiêu thụ.
-
Ngày 9/1/2011 tại Nhà hát Âu Cơ - Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức vinh danh các đơn vị đoạt giải 2 cuộc thi “Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà” và “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” . Cuộc thi đã thu hút gần 100 doanh nghiệp công nghiệp và tòa nhà trên địa bàn cả nước. Ban tổ chức đã lựa chọn 60 đơn vị để chấm giải, có 354 giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình được thực hiện với lượng năng lượng tiết kiệm 5.000 TOE/năm, tương đương tiết kiệm chi phí gần 50 tỷ đồng, giảm phát thải 21.000 tấn CO2/năm.
-
Nếu căn cứ theo con số thống kê hiện cả nước có tới hơn 1 ngàn công trình xây dựng có mức tiêu thụ từ 1 triệu kwh điện/năm trở lên thì thấy vấn đề cấp bách là phải mở đường cho vật liệu tiết kiệm năng lượng tiên tiến đến được với các công trình. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao kính tiết kiệm năng lượng chưa đến được với các công trình xây dựng? Phóng viên Báo Xây dựng đã đi tìm câu trả lời từ nhiều giác độ: Chủ đầu tư, nhà thầu, nhà thiết kế, nhà sản xuất - và đặc biệt là các DN trong Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam.
-
Sun Catalix, một công ty chuyên sản xuất các thiết bị dự trữ năng lượng và nhiên liệu tái sinh của Mỹ, đã chế tạo thành công một thiết bị có thể tách hydro khỏi nước từ bất kỳ nguồn nào: nước ngọt, nước biển thậm chí cả nước tiểu.
-
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thủy điện Lai Châu - công trình thủy điện lớn thứ ba cả nước (sau Thủy điện Sơn La và Hòa Bình) sẽ được khởi công vào ngày 22-12 tới.
-
Theo thống kê , hiện mỗi năm cả nước đã phải nhập khẩu 6 triệu tấn xăng dầu, 40% lượng xăng dầu nhập khẩu này dành phục vụ cho ngành GTVT. Số tiền phải chi phí cho việc nhập khẩu xăng dầu, sản xuất điện hằng năm đã chiếm tới 1/5 tổng GDP của cả nước và hiện đã "ngốn" hết GDP của toàn ngành Nông nghiệp. Các đối tượng tiêu thụ nhiều năng lượng là ngành Công nghiệp tiêu thụ 47%; giao thông vận tải tiêu thụ tới 20% và hộ gia đình là 15%...