Saturday, 23/11/2024 | 03:54 GMT+7
Mấy ngày qua, những cơn mưa bất chợt, trải dài khắp cả nước tuy có làm dịu tiết trời nhưng vẫn không thể cải thiện được mực nước tại các hồ thủy điện. Nguy cơ thiếu trầm trọng nguồn cung điện tiếp tục gia tăng trong những tháng mùa khô. Cả nước đang nỗ lực triển khai đồng loạt các giải pháp ứng phó với tình trạng thiếu điện nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.
Căng thẳng nguồn cung
Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), mặc dù mấy ngày qua
khu vực miền Bắc có mưa nhưng lượng nước về các hồ thủy điện vẫn chưa được cải
thiện. Tương tự, các hồ thủy điện ở miền Trung, miền
Điều khiển hệ thống biến tần, quản lý nhiệt độ tại một khách sạn để tiết kiệm điện
Không sáng sủa hơn, một số nhà máy nhiệt điện mới đang trong
quá trình chạy thử thách như: Nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh 1, Cẩm Phả, Sơn
Động… vừa được huy động phát điện lên lưới quốc gia song vận hành chưa ổn định.
Do vậy, từ nay đến tháng 6-2011, hệ thống điện chỉ huy động được trên 38 tỷ kWh
và chỉ đáp ứng được cơ bản nhu cầu điện tăng trưởng trung bình dưới mức 15%.
Trong khi đó, theo dự báo giai đoạn này mức sử dụng điện sẽ ở
mức cao, có nhiều ngày nắng nóng nên mức tiêu thụ tăng gần 50% so với ngày thường
và tổng nhu cầu sẽ gia tăng trên 18%. Chưa kể, một số nhà máy nhiệt điện do phải
khai thác liên tục nên trong thời gian qua vượt quá hạn mức cho phép về thời
gian bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa nên nguy cơ sự cố rất cao. Ngược lại, nếu
cho ngừng các nhà máy này để bảo trì sửa chữa sản lượng điện thiếu hụt nguồn
cung sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Giải pháp cấp bách hiện nay mà EVN và các bộ ngành đưa ra để giảm thiểu thiệt hại do thiếu điện là tiếp tục nhập khẩu tối đa nguồn điện Trung Quốc; vận hành an toàn lưới điện, đặc biệt là hệ thống 500 kV Bắc-Nam; đẩy nhanh tiến độ và vận hành ổn định các nhà máy điện mới. Mặt khác, điều chỉnh lịch bảo dưỡng, sửa chữa, tiếp tục hoãn sửa chữa tổ máy nếu các điều kiện kỹ thuật cho phép. Duy trì vận hành kết hợp với tăng cường giám sát thiết bị…
Áp dụng đồng bộ các giải pháp
Không còn ca thán, rầu rĩ khi đón nhận thông tin thiếu điện,
nhiều đơn vị đang khẩn trương đưa ra các giải pháp để “tự vệ” nhằm giảm thiểu
thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đại diện Công ty Dây cáp điện
Thuận Phát cho biết, trước thực trạng của ngành điện hiện nay, doanh nghiệp đã
chủ động sắp xếp lại các công đoạn sản xuất, từ đó hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động
của công ty.
Cụ thể, đối với những công đoạn sử dụng máy móc “ngốn” nhiều
điện như sản xuất lõi đồng, doanh nghiệp chủ động sản xuất vào những giờ thấp
điểm với số lượng lớn và dự trữ lại. Nhờ vậy, vừa tăng hiệu quả sản xuất vừa giảm
được khoản tiền chênh lệch giữa giờ cao điểm và thấp điểm.
Tương tự, bà Phạm Ngọc Dung, Trưởng phòng sản xuất Công ty
chế biến thủy sản Hồng Thái, chuyên xuất khẩu thủy sản ở quận 12 cho hay, để ứng
phó trước việc giá điện tăng và tình trạng cúp điện, đơn vị phát động phong
trào “tiết kiệm có thưởng” trong toàn thể đơn vị. Qua phong trào này, những
công nhân vận hành dây chuyền sản xuất thực hiện tăng hiệu suất lao động nhưng
giảm tiêu thụ điện năng so với bình quân sẽ được thưởng “nóng” bằng tiền mặt, đồng
thời được chấm điểm thi đua để bình xét vào cuối năm.
Trong khi đó, thực hiện Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày
|
|
|