-
Bộ Công Thương đang trình Chính phủ phê duyệt mục tiêu cho giai đoạn 2 của chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2011 – 2015, theo đó trong năm 5 tới, cả nước sẽ tiết kiệm từ 8-10% trên tổng năng lượng tiêu thụ.
-
Ngày 9/1/2011 tại Nhà hát Âu Cơ - Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức vinh danh các đơn vị đoạt giải 2 cuộc thi “Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà” và “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” . Cuộc thi đã thu hút gần 100 doanh nghiệp công nghiệp và tòa nhà trên địa bàn cả nước. Ban tổ chức đã lựa chọn 60 đơn vị để chấm giải, có 354 giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình được thực hiện với lượng năng lượng tiết kiệm 5.000 TOE/năm, tương đương tiết kiệm chi phí gần 50 tỷ đồng, giảm phát thải 21.000 tấn CO2/năm.
-
Nếu căn cứ theo con số thống kê hiện cả nước có tới hơn 1 ngàn công trình xây dựng có mức tiêu thụ từ 1 triệu kwh điện/năm trở lên thì thấy vấn đề cấp bách là phải mở đường cho vật liệu tiết kiệm năng lượng tiên tiến đến được với các công trình. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao kính tiết kiệm năng lượng chưa đến được với các công trình xây dựng? Phóng viên Báo Xây dựng đã đi tìm câu trả lời từ nhiều giác độ: Chủ đầu tư, nhà thầu, nhà thiết kế, nhà sản xuất - và đặc biệt là các DN trong Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam.
-
Sun Catalix, một công ty chuyên sản xuất các thiết bị dự trữ năng lượng và nhiên liệu tái sinh của Mỹ, đã chế tạo thành công một thiết bị có thể tách hydro khỏi nước từ bất kỳ nguồn nào: nước ngọt, nước biển thậm chí cả nước tiểu.
-
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thủy điện Lai Châu - công trình thủy điện lớn thứ ba cả nước (sau Thủy điện Sơn La và Hòa Bình) sẽ được khởi công vào ngày 22-12 tới.
-
Theo thống kê , hiện mỗi năm cả nước đã phải nhập khẩu 6 triệu tấn xăng dầu, 40% lượng xăng dầu nhập khẩu này dành phục vụ cho ngành GTVT. Số tiền phải chi phí cho việc nhập khẩu xăng dầu, sản xuất điện hằng năm đã chiếm tới 1/5 tổng GDP của cả nước và hiện đã "ngốn" hết GDP của toàn ngành Nông nghiệp. Các đối tượng tiêu thụ nhiều năng lượng là ngành Công nghiệp tiêu thụ 47%; giao thông vận tải tiêu thụ tới 20% và hộ gia đình là 15%...
-
Đầu tháng 10 vừa qua, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã phối hợp với trường Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Sản xuất điện năng bằng biogas: một giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường ở nông thôn” nhằm đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai Dự án sản xuất điện năng qui mô nhỏ bằng Bio-gas cho các hộ dân và trang trại chăn nuôi tại các địa phương trên cả nước.
-
Theo nghiên cứu của một nhóm tác giả thuộc Viện Phát triển vùng và sinh thái Leibniz – Đức: “Chỉ tính riêng khu vực TP.HCM một năm đã tiêu thụ khoảng 1/5 tổng năng lượng cả nước”. Sự phát triển đô thị và thiếu hụt điện năng trong những năm gần đây đã khiến cho Chính phủ Việt Nam, bên cạnh việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn phải nỗ lực tìm nguồn năng lượng khác thay thế.
-
Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp NLSH Việt Nam đang tăng tốc nhanh. Theo kế hoạch, đến năm 2011, cả nước sẽ có 5 nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu đi vào hoạt động với tổng công suất 365.000 tấn/năm đủ để pha chế 7,3 triệu tấn xăng E5. Phấn đấu đến năm 2025, công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học ở nước ta đạt trình độ tiên tiến trên thế giới, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.
-
Mỗi năm, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trên cả nước tiêu tốn nhiều điện năng và gây lãng phí lớn do chưa được điều tiết hợp lý thời điểm bật, tắt đèn. Muốn điều tiết thời gian đèn chiếu sáng phải cần nhân sự đến từng trạm để thay đổi.
-
Điện gió hiện nay được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cho đến thời điểm này, tỉnh Bình Thuận là địa phương có dự án (DA) điện gió nhiều nhất cả nước với 12 DA. Trong đó, 4 DA đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; 5 DA đã hoàn thành báo cáo đầu tư; số còn lại đang được khảo sát và lập báo cáo đầu tư. Tại đảo Phú Quý, nơi cách bờ biển Phan Thiết 58 hải lý cũng có một DA điện gió. Theo Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, Công ty điện lực dầu khí VN hiện đang khảo sát địa điểm tại hai xã Ngũ Phụng và Long Hải để đặt 3 trụ tua-bin. Toàn bộ DA có tổng vốn đầu tư 352,48 tỉ đồng. Nếu DA hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện hơn 25 triệu kWh/năm, đáp ứng cơ bản nguồn năng lượng cho đảo Phú Quý.
-
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, đồng thời là mũi nhọn về xuất khẩu của nước ta. Hiện nay, cả nước có khoảng 2.000 DN dệt may với tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm. Năm 2010, dự kiến dệt may sẽ tiếp tục là ngành dẫn đầu về xuất khẩu của cả nước với kim ngạch khoảng 10 tỷ USD.
-
Là doanh nghiệp đầu tiên được Nhà nước giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên phạm vi cả nước, hiện nay, PV Gas có vị trí rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, PV Gas đang chiếm lĩnh 100% thị phần cung cấp khí khô, cung cấp nguyên nhiên liệu để sản xuất trên 40% sản lượng điện, 30% sản lượng phân bón, 10% sản lượng xăng và đáp ứng 70% nhu cầu khí hóa lỏng (LPG) của cả nước.
-
Trải qua giai đoạn đầu của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2006- 2010) trên cả nước đã có trên 300 doanh nghiệp tham gia KTNL, rất nhiều biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Chỉ còn khoảng 100 ngày nữa Hà Nội và cả nước sẽ tưng bừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (10/10/2010). Tiến tới ngày trọng đại của dân tộc hàng loạt sự kiện đã diễn ra, hàng loạt công trình hoành tráng đánh dấu mốc son lịch sử đã được khởi công xây dựng. Để Hà Nội thêm đẹp, rực rỡ, chiếu sáng công cộng có vai trò không nhỏ. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chiếu sáng là vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, đảm bảo độ an toàn vừa phải tiết kiệm, hiệu quả.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.Đến năm 2020, phấn đấu cả nước có 5 trung tâm nông nghiệp hạt nhân và có ít nhất 1 cơ sở chiếu xạ tiệt sinh côn trùng gây hại trong trồng trọt và chăn nuôi (SIT) hiện đại.
-
Tính đến năm 2009, cả nước đã có 97 dây chuyền sản xuất xi măng đi vào hoạt động, với tổng công suất thiết kế là 57,4 triệu tấn. Năm 2010, dự kiến có thêm 13 dây chuyền hoàn thành, nâng công suất lên 11,7 triệu tấn. Đến năm 2011, có thêm 12 dây chuyền mới đi vào hoạt động, công suất dự kiến tăng thêm 9,36 triệu tấn.
-
TS Vũ Minh Mão, Chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam ước tính, mỗi năm việt Nam có thể tiết kiệm trên 6,3 tỷ Kwh. Trên thực tế, tổng điện năng sử dụng cho hoạt động chiếu sáng ở nước ta vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 35% trong khi trên thế giới tỷ lệ này chỉ chiếm 16-17%. Năm 2007 cả nước có khoảng 80 triệu bóng huỳnh quang T10 và chấn lưu sắt từ tổn hao cao 12W. Nếu thay được số bóng đèn đó bằng bóng T8 và 50 triệu bóng sợi đốt 60W bằng bóng compact 11W ước tính có thể tiết kiệm gần 3,5 nghìn MW.
-
Trong tình hình thiếu điện như hiện nay, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ngành điện rất cần sự thông cảm, chia sẻ, tìm ra những giải pháp tiết điện của cá nhân, của các doanh nghiệp... trong cả nước.
-
Bộ NN&PTNT cho biết, "Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam" giai đoạn 2003-2012 mà Bộ này phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan thực hiện, đến nay đã xây dựng được hơn 70 nghìn hầm khí sinh học (HKSH) cho 37 tỉnh, thành phố trong cả nước; đào tạo 354 kỹ thuật viên cấp tỉnh, huyện và 687 đội thợ xây.