-
Chiều 23/1, Bộ Công Thương và Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam đã tổ chức Họp Ban chỉ đạo Chương trình Chuyển đổi Năng lượng Bền vững Việt Nam-EU.
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), đề nghị các bên liên quan nhanh chóng đạt được thỏa thuận để chuyển số tiền cam kết hỗ trợ Việt Nam trị giá 15,5 tỷ USD thành những dự án mang tính đột phá.
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Nishimura Yasutoshi vừa trao đổi biên bản ghi nhớ hợp tác về chuyển đổi năng lượng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (Bộ METI).
-
“Công nghệ số và chuyển đổi năng lượng xanh cho sản xuất thông minh” là chủ đề hội thảo khoa học do Trung tâm Thí nghiệm - Kỹ thuật năng lượng - Chuyển giao công nghệ, Trường Ðại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, vừa tổ chức. Những công nghệ, xu hướng mới trong việc “xanh hóa” ngành năng lượng từ việc chuyển đổi số đã được giới thiệu, mang tính ứng dụng cao.
-
Bốn nhóm dự án phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm sẽ được ưu tiên tiếp cận nguồn hỗ trợ 15,5 tỷ USD của các đối tác JETP.
-
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP).
-
Sự hỗ trợ từ Dự án IEEP – một phần của Chương trình Chuyển đổi Năng lượng Bền vững Việt Nam – EU (SETP) - sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn, vừa và nhỏ của Việt Nam trong việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.
-
Chiều 31/7, tại buổi gặp Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng An ninh Năng lượng và Net zero Vương quốc Anh đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai năng lượng sạch.
-
Hiện nay cả thế giới đang thực hiện chuyển đổi năng lượng. Trong bước đi này, việc tiết kiệm năng lượng là điều cần thiết, vừa giảm chi phí sản xuất, lại giúp tăng hiệu quả năng lượng, giúp nhân loại sớm đạt mục tiêu Net Zero vào giữa thế kỷ này.
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà bày tỏ mong muốn GFANZ chuyển giao kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo tại các nước đang phát triển, từ đó thiết lập hình thức kết nối, hợp tác hiệu quả với Việt Nam.
-
Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam sẽ hỗ trợ không hoàn lại 142 triệu euro để Việt Nam triển khai Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU, hướng đến phát thải bằng 0 vào năm 2050.
-
Ngày 17/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Chris Taylor, Đặc phái viên biến đổi khí hậu của Vương quốc Anh; ông Tibor Stelbaczky, Cố vấn chính về Ngoại giao Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU).
-
Chiều 13/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Jormsup Lochaya, Chủ tịch Tập đoàn năng lượng Super Energy của Thái Lan.
-
Ngày 31/3, Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức đã phối hợp với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU) tổ chức Hội thảo về “Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 cho Việt Nam vào năm 2050”. Đây là hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin 2023.
-
Đại diện Bộ Công Thương vừa làm việc với đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN để trao về các lĩnh vực cả hai bên cùng quan tâm như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, chuỗi cung ứng, logistics…
-
Thu hồi và sử dụng hơi nước không chỉ mang tính kinh tế đơn thuần mà còn tăng tính bền vững và tính tuần hoàn cho hàng loạt quy trình công nghiệp, đặc biệt là giảm thải CO2 và tiết kiệm điện. Nó càng thiết thực hơn trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng hướng tới mục tiêu Net Zero cho tương lai.
-
Trong thời gian tới, bên cạnh các giải pháp tiết kiệm điện, Hà Nội sẽ tập trung chuyển đổi năng lượng sạch đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
-
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, chuyển dịch xanh trong thương mại là xu thế giữa hai nước và mong muốn phía Anh hỗ trợ chuyển giao công nghệ xanh cho Việt Nam, thúc đẩy thương mại sản phẩm thân thiện với môi trường.
-
Định hướng phát triển ngành năng lượng và Chương trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam mang tới cơ hội hợp tác rất lớn dành cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp năng lượng Nhật Bản.
-
Ngày 23/2, Viện Năng Lượng - Bộ Công Thương phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tham vấn “Đánh giá tổng thể về sản xuất Hydro xanh từ các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió và tiềm năng sử dụng ở Việt Nam” nhằm góp phần giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở Việt Nam.