-
WiTricity, một công ty có trụ sở tại Massachusetts sử dụng một công nghệ nạp điện cộng hưởng, có thể nạp điện mà không gần kết nối trực tiếp. Công ty này tin rằng công nghệ của họ có hiệu suất cao hơn nhiều so với công nghệ cảm ứng điện từ, một công nghệ nạp điện không dây khác dựa trên nguyên lý điện từ.
-
Triển khai thực hiện một số giải pháp kỹ thuật và nghiệp vụ, năm 2010 và quý I/2011- Công ty TNHH Công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn đã đạt được hiệu quả tích cực trong vận hành hệ thống chiếu sáng thành phố với hiệu suất cao hơn mà vẫn tiết kiệm điện, tiết kiệm ngân sách địa phương: Điện năng sử dụng năm 2010 giảm được 13% so với năm 2009, tiết kiệm tương đương gần 600.000 kWh với giá trị trên 760 triệu đồng.
-
Các nhà khoa học đã chế tạo thành công một loại pin lithium-ion tiên tiến, lý tưởng để cung cấp năng lượng cho những chiếc xe điện sắp được giới thiệu vào thị trường. Loại pin mới này có thể dự trữ một lượng năng lượng lớn trong một đơn vị thể tích nhỏ cũng như có công suất cao đồng nghĩa với việc nó có thể cung cấp điện ngay cả ở nhiệt độ khắc nghiệt nhất.
-
Nhằm ứng phó với tình trạng thiếu điện, mới đây điện lực Hà Nội đã đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể thực hiện tiết kiệm điện, trong đó, đối với hộ gia đình và kinh doanh dịch vụ, yêu cầu hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn trong thời gian cao điểm (17-22 giờ), tăng cường sử dụng thiết bị điện có hiệu suất cao như đèn compact, đèn huỳnh quang T5, T8, chấn lưu hiệu suất cao, thiết bị đun nước bằng năng lượng mặt trời, ngắt các thiết bị điện không sử dụng điện ra khỏi nguồn điện…
-
VEEPL là một sáng kiến chung của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Chính phủ Việt Nam do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện. Đây là một Dự án được đánh giá là rất thành công và được các doanh nghiệp rất ủng hộ, mong muốn kéo dài thời gian thực hiện. Tuy nhiên, chỉ còn 6 tháng nữa, Dự án sẽ kết thúc. Bản tin TKNL đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Phan Hồng Khôi – Giám đốc Điều hành Dự án về những vấn đề liên quan đến VEEPL.
-
Xây dựng, hoạch định chính sách và hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện chính sách là kết quả được đánh giá cao nhất của Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao (VEEPL) do UNDP và Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ. Theo kế hoạch, Dự án sẽ kết thúc vào tháng 6/2011. Sau đây, Bản tin TKNL xin giới thiệu ý kiến của những chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp, những người đã và đang được hưởng lợi từ Dự án nói về những nỗ lực trong việc xây dựng chính sách của Dự án.
-
Một trong những giải pháp được đề nghị là từng bước thay thế dần các bóng đèn huỳnh quang T10 có công suất 40W bằng những loại bóng đèn có hiệu suất cao hơn. Trước đó, toàn nhà máy có 840 bóng đèn huỳnh quang T10 – 40W, chi phí cho điện chiếu sáng phục vụ sản xuất lên đến hơn 10,5 triệu đồng/tháng . Nếu thay thế dần bóng đèn nói trên bằng loại bóng T5 có công suất 28W mỗi năm doanh nghiệp thể tiết kiệm được hơn 56.000 kWh điện với số tiền tiết kiệm được là 65 triệu đồng.
-
MiaSolé, một công ty chuyên sản xuất pin mặt trời tại Californian cho biết tương lai về thế hệ pin mặt trời mới đang được mở ra. Ngày nay, hầu hết pin mặt trời được làm bằng silicon, tuy nhiên công ty MiaSolé lại sử dụng một chất liệu khác. Pin mặt trời của MiaSolé được sản xuất từ những dải thép có độ dài 1m, mỏng như sợi tóc được cuộn qua một khoảng chân không. Ở đó, chúng được mạ một lớp mỏng hỗn hợp đồng (Cu), Indi, Gali và Selen, được gọi là lớp bán dẫn CIGS. Quá trình này kết thúc tạo ra một loại pin mặt trời mới có chi phí thấp và hiệu suất cao.
-
Ngày 18-11, EnerNoc, một công ty chuyên về phần mềm hiệu suất cao, đã giới thiệu một dòng sản phẩm phần mềm quản lý năng lượng mới. Phó chủ tịch phụ trách Tiếp thị và kinh doanh của công ty, ông Gregg Dixon, khẳng định rằng phần mềm này có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm được 15% chi phí năng lượng mà không ảnh hưởng tới hiệu suất dự án.
-
TS Vũ Quốc Bảo – Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu, thiết kế thành công công nghệ và dây chuyền sản xuất bột giấy hiệu suất cao từ nguồn nguyên liệu trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
-
Ở Việt Nam mới chỉ có 1 công trình công quyền đầu tiên được giải thưởng Kiến trúc xanh BCI Green Design Award 2010 do BCI Asia trao tặng (công trình trụ sở UBND & Khối QLNN thị xã Châu Đốc). Do thiết kế dựa theo điều kiện tự nhiên (tận dụng hướng giao thông đường bộ và đường thủy) nên công trình có 70% thời gian trong ngày không dùng đèn chiếu sáng.
-
Là 1 trong 3 đơn vị có sản phẩm bóng đèn huỳnh quang Compact tiết kiệm điện được dán nhãn “Ngôi sao Năng lượng Việt”, Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông luôn thể hiện vai trò tiên phong trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.
-
Ngoài ra các giải pháp như cải tạo hệ thống hơi, hệ thống nén khí cũng giúp nhà máy có thể tiêt kiệm hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Lắp các động cơ hiệu suất cao cho khu vực xưởng hồ sợi nhà máy cũng tiết kiệm khoảng 15 triệu đồng/năm.
-
Giải pháp sử dụng bộ đèn chiếu sáng hai cấp và trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng đường phố do Dự án Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam (VEEPL) thực hiện đã được áp dụng và bước đầu mang lại hiệu quả cao trong tiết kiệm năng lượng cho các thành phố lớn như: TP.HCM, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang…
-
Trong 2 nghiên cứu vừa công bố, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra 2 cách để khiến pin quang điện rẻ hơn và đạt hiệu suất cao hơn. 1 trong 2 dự án, các nhà nghiên cứu từ đại học Toronto đã chứng minh rằng niken có thể thay thế kim loại vàng ở các tiếp điểm điện trong pin mặt trời hạt lượng tử dạng keo.
-
Công ty Năng lượng RoseStreet Labs (RSLE) mới tiết lộ đã áp dụng thành công công nghệ IBand của họ vào quá trình sản xuất phim quang điện nhiều dải có hiệu suất cao. Công bố này được đưa ra sau cuộc thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm với thiết bị quang điện nhiều dải đầu tiên gồm ba vùng hấp thụ ánh sáng riêng biệt được tích hợp vào một tấm phim màng mỏng một lớp.
-
Cùng với triển vọng phát triển của xe điện, tương lai của máy bay điện hoàn toàn là điều có thể hình dung ra, với ưu thế vượt trội so với máy bay thông thường: thân thiện môi trường, yên tĩnh, hiệu suất cao...
-
Trong 2 ngày 7-8/7/2010 tại Thành phố Hạ Long, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam; Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Sự kiện truyền thông giới thiệu các mô hình chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm điện năng khu vực các tỉnh miền Bắc”. Sự kiện góp phần phổ biến chính sách và nhân rộng các mô hình chiếu sáng công cộng hiệu suất cao, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm
-
Hiện nay, pin mặt trời hiệu suất cao chỉ được dùng cho các thiết bị ngoài vũ trụ vì chi phí rất lớn. Trường đại học kỹ thuật Eindhoven, Hà Lan, với 1,2 triệu euro tiền tài trợ từ chính phủ, muốn phát triển loại pin mặt trời giá rẻ hiệu suất cao. Họ hình dung rằng, pin mặt trời của họ sẽ có hiệu suất 65%, vượt xa cả hiệu suất của các vệ tinh.
-
Theo dự báo, với tác động của dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam (VEEPL) do GEF/UNDP tài trợ, đến 2014, 100% các đèn chiếu sáng hè phố sẽ sử dụng đèn HPS, CFL; 100% đèn chiếu sáng nội thất sẽ sử dụng đèn huỳnh quang T8, T5 và CFL. Sau khi thay thế các loại đèn trên bằng các sản phẩm tiết kiệm điện năng Việt Nam có thể tiết kiệm hàng triệu Kwh/năm.