-
Nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Nhật Bản và Algeria đang theo đuổi một dự án đầy tham vọng nhằm giải quyết vấn đề năng lượng cho toàn thế giới. Đó là dự án quang năng Sahara (SSBP).
-
Phát hiện của các nhà khoa học Mỹ về kim loại có khả năng hấp thụ và dự trữ vô hạn ánh sáng mặt trời có thể tạo nên bước đột phá trong công nghệ năng lượng mặt trời
-
Với nguồn chất thải nông nghiệp phong phú như trấu, thân, lá cây… các nhà khoa học đã tìm được lời giải cho việc giải quyết tình trạng khan hiếm năng lượng, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường.Lò đốt gas trấu, củi từ phế thải - phụ phẩm nông nghiệp và điện từ biogas là những sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam.
-
Toà nhà sở Khoa học và công nghệ TP.HCM sẽ xây dựng theo mô hình công trình xanh. Theo đó, ưu điểm của việc xây dựng các cao ốc theo chuẩn Lotus là ứng dụng giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm tiết giảm tối đa chi phí hoạt động của các doanh nghiệp. Trung bình các công trình xanh sẽ tiết kiệm được 30% năng lượng sử dụng, giảm 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30 – 50% lượng nước sử dụng và từ 50% – 90% chi phí xử lý chất thải.
-
Ngày 18/11, tại buổi làm việc với đoàn Ủy ban Năng lượng Duma Quốc gia Nga, đang ở thăm Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Minh Trí, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định thành phố rất quan tâm tới việc phát triển khoa học công nghệ, bởi đây là mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững.
-
Các công ty năng lượng của Đức tiếp tục có được các khoản lợi nhuận khổng lồ, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Năm ngoái, ba công ty lớn nhất đã có lợi nhuận là 23 tỉ euro. E.ON, RWE và EnBW đã liên tục tăng lợi nhuận của họ trong tám năm qua, theo một bản tin của báo Frankfurter Rundschau, trích dẫn một nghiên cứu của Đại học khoa học ứng dụng Saarland.
-
Xét đề nghị của các Bộ Công thương, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp và Tập đoàn dầu khí Việt Nam về việc chính sách ưu đãi đối với các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học. Theo đó, thay mặt Thủ thướng Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến tại Công văn 8105/VPCP-KTTH về việc ưu đãi cho dự án sản xuất nhiên liệu sinh học.
-
Đột đột phá trong ngành khoa học vật liệu tại Mỹ và Đài Loan đã mở toang cánh cửa sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện. vật liệu mới được tạo thành tỏ ra hiệu quả trong việc bắt các photon để tạo thành dòng điện, được chế tạo dựa trên cấu trúc của tổ ong thường thấy. Nó là sự pha trộn giữa tính chất của các chất bán dẫn polyme và phân tử fu-lơ-ren (fullerene) giàu cacbon.
-
Các nhà khoa học đã tạo ra loại màng mỏng trong suốt thông qua một quá trình tương đối đơn giản. Họ sử dụng một polymer bán dẫn và đính vào đó những khối cầu dạng quả bóng được tạo thành từ 60 nguyên tử carbon. Sau đó, người ta phun các giọt nước có kích thước cực nhỏ lên một lớp mỏng dung dịch của vật liệu này. Nước sẽ làm cho các khối cầu tự lắp ráp lại với nhau theo dạng tổ ong. Sau khi nước bay hơi, dung dịch sẽ tự sắp xếp thành một lớp vật liệu bán dẫn nhưng trong suốt, cho phép thu được năng lượng mặt trời hiệu quả hơn so với những cách truyền thống mà vẫn cho ánh sáng đi qua
-
Trước mắt, khoảng cuối năm nay, phương án về mức giá bán điện gió, sau bao lần tranh luận, sẽ được trình Chính phủ ban hành, có thể đạt 8 cent/kWh. Ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, cho biết Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ ngành để tìm nguồn hỗ trợ nhằm cân đối và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về giá để có thể phát triển được điện gió cũng như các loại năng lượng tái tạo khác.
-
Các nhà khoa học Đài Loan đã phát minh ra một phương pháp biến lá cây thành những diot quang sinh học (bio-photodiode) phát ra ánh sáng trắng xanh rực rỡ. Trong tương lai, rất có thể hai bên hè phố sẽ mọc lên những hàng cây sáng rực thay thế đèn đường.
-
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (NRDC) đã đến thăm Thượng Hải để đàm phán về việc hợp tác chuyển đổi một nhà máy hợp kim sắt thép cũ thành “khu phát triển năng lượng sạch”. Địa điểm này nằm trong 12 khu công nghiệp Trung Quốc đang có kế hoạch cải tạo thành khu phát triển năng lượng sạch.
-
Các nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Massachusetts đang tràn đầy hi vọng có thể thu và phát năng lượng mặt trời nhờ sự hỗ trợ của công nghệ nhiệt hóa. Các nhà khoa học đã nghiên cứu công nghệ này trong thập niên 70 nhưng dự án bị ngừng lại vì người ta cho rằng nó quá tốn kém và phi thực tế.
-
Ngày 1/11/2010, một giảng viên ngành khoa học nông nghiệp tới từ ĐH trung Tennessee (MTSU) sẽ thực hiện hành trình dài hơn 500 dặm (khoảng 800km) bằng chiếc xe Toyota Tercel đời 1994 sử dụng động cơ chạy bằng khí hydro. Xe hơi chạy bằng khí hydro sản sinh từ năng lượng mặt trời là sản phẩm mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu năng lượng thay thế tại Mỹ.
-
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt dự án "Nghiên cứu thiết kế hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời theo nguyên lý tích tản" do TS Nguyễn Thế Hùng (Viện Vật lý) chủ trì.
-
Jessica Bane – giáo viên khoa học của trường nói rằng khoa Khoa học môi trường mới mở tại đây là cơ hội cho học sinh tham khảo những lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực môi tài nguyên thiên nhiên và bảo toàn tự nhiên, khoa học, giáo dục, chính trị và luật pháp liên quan tới môi trường.
-
Điện hạt nhân, đất hiếm là hai lĩnh vực được cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đề nghị mở rộng hợp tác với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào chiều 25/10, tại Hà Nội. Đây cũng là nội dung được cựu Thủ tướng và đoàn nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản đề cập trong một loạt chuyến thăm, làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ… của Việt Nam.
-
Xi măng địa polime (Geopolymer), là loại vật liệu xây dựng thân môi trường và đổi mới được phát triển tại Trung tâm Công nghệ Trenchless của trường đại học Công nghệ Louisiana (TTC), Mỹ, sẽ được trưng bày tại triển lãm giao thông tổ chức tại Trung tâm Khoa học Detroit.
-
Sáng 21/10/2010, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tham dự, có ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương, các thành viên Ban soạn thảo Nghị định, đại diện các Bộ, Sở ngành, Viện nghiên cứu, các Hiệp hội, các Tổng công ty, công ty trong và ngoài nước cùng các cơ quan thông tấn báo chí.
-
Những nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện, dầu mỏ, than… đều đang đứng trước những cảnh báo cạn kiệt buộc nhân loại phải vào cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam vấn đề này cũng đã được đặt ra từ lâu và một số nguồn năng lượng giải pháp đã được các nhà khoa học nước ta nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào ứng dụng thành công.