Sunday, 17/11/2024 | 05:57 GMT+7

Biến năng lượng Mặt Trời thành nhiên liệu lỏng

29/12/2010

Các nhà khoa học của Mỹ và Thụy Sĩ đã chế tạo thành công một thiết bị có khả năng chuyển năng lượng Mặt Trời thành nhiên liệu dạng lỏng để có thể lưu trữ qua đêm, sử dụng được vào nhiều mục đích cũng như dễ dàng vận chuyển đến nhiều nơi khác. Thiết bị này có một cái khung tròn làm từ thạch anh và bên dưới khung đó là một ống xy-lanh được phủ chất Xeri-Oxit (Cerium).

Các nhà khoa học của Mỹ và Thụy Sĩ đã chế tạo thành công một thiết bị có khả năng chuyển năng lượng Mặt Trời thành nhiên liệu dạng lỏng để có thể lưu trữ qua đêm, sử dụng được vào nhiều mục đích cũng như dễ dàng vận chuyển đến nhiều nơi khác. Thiết bị này có một cái khung tròn làm từ thạch anh và bên dưới khung đó là một ống xy-lanh được phủ chất Xeri-Oxit (Cerium).


solar-reactor.jpg


Mô hình miêu tả cách thức hoạt động bên trong thiết bị


Xeri-Oxít (còn được gọi là Ceria) là một chất hút ẩm có khả năng hấp thụ một lượng nhỏ khí CO2. Khi bơm nước vào xy-lanh và làm lạnh nó bằng CO2, lớp Ceria được làm nóng bởi ánh sáng Mặt Trời sẽ tách Hydro và CO (Carbon monoxide) để hợp thành nhiên liệu lỏng. Nhiên liệu Hydro dạng lỏng có thể dùng làm nhiên liệu cho các loại xe sử dụng nhiên liệu Hydro. Còn hỗn hợp giữa Hydro và CO sẽ được dùng để làm khí đốt tổng hợp, một loại khí gas dễ cháy có chứa ít hơn phân nửa năng lượng từ loại khí gas tự nhiên nhưng cũng được dùng làm một nguồn nhiên liệu hoặc làm chất trung gian để sản xuất nhiều loại hóa chất khác. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho biết thiết bị này cũng có thể sản xuất cả khí Metan.


Mặc dụ hiện tại, thiết bị đang được thử nghiệm này có tính hiệu quả không cao, chỉ tận dụng được khoảng 0,7 - 0,8% năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào để chế nhiên liệu lỏng nhưng họ cho biết các phiên bản thương mại sau này sẽ được cải tiến để khai thác đến 19% năng lượng Mặt Trời.


Trọng Nhân