-
Thống kê chương trình tiết kiệm điện (TKĐ) giai đoạn 2006 - 2010, sản lượng điện tiết kiệm do giảm tỷ lệ tổn thất điện năng từ năm 2006 đến 2009 đạt trên 2,1 tỉ kWh. Theo đó, TKĐ trong bốn lĩnh vực là Cơ quan công sở khối hành chính sự nghiệp, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hộ gia đình và chiếu sáng công cộng đạt gần 4,5 tỉ kWh trong năm 2006 đến 2010. EVN đã xây dựng được cơ sở dữ liệu bằng việc áp dụng Hệ thống thông tin quản lý khách hàng sử dụng điện để quản lý và theo dõi, thiết lập chế độ báo cáo định kỳ theo tháng, từ đó có đánh giá kết quả thực hiện TKĐ cũng như tình hình sử dụng điện của khách hàng.
-
Việc giá điện vận hành theo hướng thị trường sẽ góp phần phát triển, tạo cạnh tranh minh bạch trong ngành điện, đồng thời đòi hỏi doanh nghiệp và người tiêu dùng chủ động thay đổi công nghệ, cách thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
-
Từ ngày 1/6/2011, giá bán điện sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường theo Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4 của Thủ tướng Chính phủ. Việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường sẽ tháo gỡ được “nút thắt” về giá điện vẫn vướng mắc lâu nay. Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, việc cải cách ngành điện đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng theo hướng cạnh tranh lành mạnh, minh bạch và hiệu quả.
-
Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng giá bán điện 15,32% kể từ ngày 1-3-2011. Như vậy, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với 3 phương án đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương (30,3%; 26,3% và 18%), do Thủ tướng Chính phủ đã tính kỹ đến lợi ích của cả ngành điện và người tiêu dùng.
-
Mục tiêu của Chương trình là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai thị trường phát điện cạnh tranh, tái cơ cấu ngành điện và xây dựng biểu giá bán điện mới nhằm khuyến khích cạnh tranh hiệu quả; đầu tư kịp thời vào ngành điện, nhất là vào khâu phát điện và nâng cao hiệu quả sử dụng điện nhằm đạt mục tiêu cung cấp đủ điện cho nền kinh tế với chi phí thấp nhất.
-
Mùa khô chưa tới, nhưng nỗi lo thiếu điện đã hiện hữu. Mặc dù ngành điện đã chủ động gặp gỡ lãnh đạo tỉnh và các khách hàng lớn để bàn phương án tiết giảm điện, nhưng để đi đến sự cảm thông và cùng nhau chia sẻ khó khăn chung là điều quả thật không dễ dàng. Vừa qua, Sở Công thương và Công ty Điện lực Bà Rịa- Vũng Tàu đã họp bàn các phương án tiết giảm sản lượng điện trong mùa khô 2011.
-
Năm 2011 cũng là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm (2011-2015) và chiến lược phát triển 10 năm (2011-2020) theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết XVIII của Đảng bộ tỉnh Bình Định. Cùng với các thành phần kinh tế xã hội khác, trong năm 2011 ngành điện phải nổ lực lớn để tiếp tục thể hiện vai trò “đi trước”đáp ứng nhu cầu cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng cao..
-
Để đảm bảo đủ điện cho mùa khô 2011, Đà Nẵng thường xuyên quan tâm chỉ đạo ngành điện địa phương điều tiết lượng điện cho toàn thành phố giảm phụ tải theo khu vực, thúc đẩy đầu tư vào những sản phẩm có chức năng tiết kiệm điện cao, đảm bảo điện cho sản xuất và tiêu dùng.
-
Những năm tới, cung ứng điện sẽ còn nhiều khó khăn. Tiết kiệm điện là con đường ngắn nhất nhằm giảm thiểu khó khăn cho ngành điện, góp phần ổn định đời sống cho người dân, doanh nghiệp. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng. Thời gian tới cần phấn đấu để con số tiết kiệm điện đạt được ở mức 3-5% tổng lượng điện tiêu thụ, Thứ trưởng Vượng cho biết.
-
Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng điện năng tiêu thụ cho thiết bị điều hòa không khí ước khoảng 2 tỷ kWh/năm tương đương khoảng 2% tổng sản lượng điện quốc gia. Tiết kiệm năng lượng cho điều hòa không khí là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm giảm áp lực cho ngành điện. Đây là thông tin đưa ra từ Hội thảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực điều hòa không khí hôm 18/12.
-
Theo số liệu thống kê, VN hiện có 65 dự án sản xuất gang thép có công suất từ 100.000 tấn mỗi năm trở lên. Mặc dù các nhà máy thép mới sử dụng chưa tới 50% công suất thiết kế nhưng hằng năm tiêu thụ khoảng 3,5 tỷ kWh điện. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành điện đã phải đầu tư khoảng 35.500 tỷ đồng cho nguồn, trạm, đường dây dẫn điện.
-
Nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm trong phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương là vấn đề thiếu điện và giải pháp. Chiều 22/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải với nhiều năm gắn bó với ngành điện, từ cán bộ kỹ thuật (kỹ sư điện) đến quản lý (TGĐ Tổng Công ty Điện lực VN) đã đăng đàn trả lời chất vấn và làm rõ những điểm yếu của ngành điện cũng như giải pháp của Chính phủ.
-
Tại buổi tập huấn, các học viên được trang bị những thông tin, kiến thức về cách sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Qua đó, góp phần tiết kiệm chi phí cho gia đình, xã hội; giảm áp lực cho ngành điện, đồng thời bảo vệ môi trường.
-
Năm 2020 Việt Nam dự kiến có hơn 3.000 kỹ sư, 600 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân, quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh năng lượng nguyên tử được đào tạo ở trong và ngoài nước.
-
Mặc dù tình trạng thiếu hụt và luân phiên cắt điện đã giảm bớt so với thời điểm tháng 6 và các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp tiết kiệm điện đến từng đối tượng sử dụng, tuy nhiên theo các chuyên gia trong ngành điện thì việc sử dụng điện hiện nay vẫn còn nhiều lãng phí.
-
Với đội ngũ hơn 104.000 người, CNLĐ ngành điện luôn có việc làm ổn định với mức thu nhập 5,7 triệu đồng/người/tháng. Theo CĐ Điện lực VN, trong 6 tháng đầu năm 2010, phong trào thi đua được NLĐ ngành điện đẩy mạnh, đã góp phần giảm thiểu sự cố, đảm bảo cung ứng điện ở mức cao nhất có thể cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
-
Trước tình hình cắt điện ngày càng gia tăng tại nhiều địa phương trong thời tiết nắng nóng gay gắt, đại diện ngành điện cho biết vẫn phải ưu tiên điện cho các thành phố lớn.
-
Thiết nghĩ, ngành điện có thể căn cứ vào lượng điện tiêu dùng trung bình trên hóa đơn trong nhiều tháng (có thể một năm), sau đó thảo luận và ký kết bằng văn bản “Quy ước tiết kiệm điện” với từng loại khách hàng (cơ quan, công ty hay hộ gia đình)
-
Trong điều kiện hệ thống điện thiếu nguồn trầm trọng như hiện nay, huy động vốn để xây dựng một nhà máy thủy điện (dù công suất nhỏ) phát lên lưới điện mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường chính là việc làm thiết thực góp phần giảm thiểu khó khăn cho ngành điện, đồng thời cũng là một hình thức tiết kiệm điện năng cho đất nước.
-
Mỗi năm ngành điện Việt Nam cần đến 5 tỉ đô la Mỹ để đầu tư phát triển nguồn và lưới điện nhưng việc huy động vốn vẫn chủ yếu từ trong nước; trong khi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đứng ngoài cuộc vì chính sách và cơ chế để kêu gọi đầu tư vẫn chưa rõ.