Saturday, 23/11/2024 | 09:19 GMT+7
Việc giá điện vận hành theo hướng thị trường sẽ góp phần
phát triển, tạo cạnh tranh minh bạch trong ngành điện, đồng thời đòi hỏi doanh
nghiệp và người tiêu dùng chủ động thay đổi công nghệ, cách thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Giá điện hiện nay thấp hơn so với giá thành phát điện bằng các nguồn than, khí, dầu, mua điện bên ngoài, nhập khẩu điện, làm cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các nhà đầu tư khác không tạo ra được lợi nhuận đủ để đáp ứng tái đầu tư mở rộng hệ thống điện.
Do đó, cũng dễ hiểu khi từ năm 2003 đến nay, chúng ta không có thêm dự án BOT nào lớn của nước ngoài đầu tư vào ngành điện. Theo các chuyên gia năng lượng, giai đoạn 2000-2010, sản lượng điện sinh hoạt chiếm 40,48%.
Giá điện hiện nay thấp hơn so với giá thành phát điện bằng các nguồn than, khí, dầu, mua điện bên ngoài, nhập khẩu điện, làm cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các nhà đầu tư khác không tạo ra được lợi nhuận đủ để đáp ứng tái đầu tư mở rộng hệ thống điện.
Do đó, cũng dễ hiểu khi từ năm 2003 đến nay, chúng ta không
có thêm dự án BOT nào lớn của nước ngoài đầu tư vào ngành điện.
Theo các chuyên gia năng lượng, giai đoạn 2000-2010, sản lượng
điện sinh hoạt chiếm 40,48% điện thương phẩm, trong đó, lượng điện sinh hoạt được
trợ giá cho người dùng điện chiếm tới 69%, tương đương 28% điện thương phẩm. Điều
này cũng dễ hiểu khi việc sử dụng điện ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp, địa
phương còn lãng phí ở quy mô lớn (ước tính từ 15-20%, tương đương từ
1.500-2.800 MW/năm).
EVN cho biết, tỷ suất lợi nhuận của Tập đoàn này hàng năm chỉ đạt khoảng 1-2%. Riêng năm 2010, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, EVN đã huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu có giá thành cao hơn nhiều so với giá bán điện để cung ứng điện cho xã hội nên khiến cho cân đối tài chính của EVN gặp khó khăn rất lớn.
Với giá bán điện bình quân tăng ở mức 15,28% như đã điều chỉnh
từ ngày 1/3 vừa qua, năm 2011, EVN tiếp tục chịu lỗ thêm 3.366 tỷ đồng, đưa tổng
mức nợ treo lại sau khi tăng giá điện là 41.851 tỷ đồng.
Mặt khác, do các thiết bị điện chính của nước ta hầu hết phải
nhập khẩu, nên mặc dù giá điện có được điều chỉnh tăng nhưng nếu tính theo tỷ
giá ngoại tệ thì lại có xu hướng giảm đi.
Các chuyên gia năng lượng cũng nhận định, tranh thủ sử dụng
điện giá thấp của Việt Nam, một số nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực
như sản xuất sắt, thép, xi măng... sử dụng công nghệ tiêu thụ nhiều điện.
Giá điện thấp đã không tạo ra sức ép buộc các nhà sản xuất
thay đổi công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiết kiệm điện, hiệu suất cao. Hệ số
đàn hồi tăng trưởng điện/GDP ở Việt Nam hiện nay cao hơn nhiều so với các nước
trong khu vực và theo chiều hướng tăng (năm 2006 là 1,75; 2008 là 2,02; 2009 là
2,42 và 2010 là 2,0).
Hiện nay nước ta đang thực hiện cơ chế giá xăng dầu theo giá thị trường và bước đầu đã thành công, do vậy nếu không thực hiện thị trường hoá về giá năng lượng thì sẽ không cách gì có đủ năng lượng cho quốc gia.
Việc để giá điện vận hành theo hướng thị trường là tạo điều
kiện cạnh tranh minh bạch trong ngành điện, đồng thời đòi hỏi doanh nghiệp và
người tiêu dùng phải chủ động tính toán để thay đổi công nghệ, cách thức sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ngành điện là ngành thu hút vốn đầu tư lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân, do đó phải giải quyết được khâu đầu tư, vốn, trả nợ và giá điện; bảo đảm cung cấp điện đầy đủ và ổn định.
Như vậy cùng với việc thực hiện quy định về điều chỉnh giá
điện theo cơ chế thị trường kể từ ngày 1/6 tới, công tác xây dựng, vận hành thị
trường phát điện cạnh tranh và tái cơ cấu hoạt động sẽ là những nhiệm vụ lớn của
ngành điện trong thời gian tới.