-
Cùng với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) , các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có thể sử dụng hạt lúa mạch để sản xuất ethanol, các sản phẩm phụ của nó như rơm, vỏ và bã rượu khô (DDGS) có thể sử dụng để sản xuất dầu giàu năng lượng, hay còn gọi là dầu sinh học. Dầu sinh học sau đó được sử dụng làm nhiên liệu cho giao thông vận tỉa, hoạc sản xuất nhiệt năng, điện năng cần thiết cho quá trình biến đổi hạt thành ethanol.
-
Chúng ta biết rằng các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra điện năng từ quá trình quang hợp của thực vật. Trong một nghiên cứu mới đây tại trường Đại học Tel Aviv, nhóm nghiên cứu đã chứng minh được một loại động vật – loài ong bắp cày Orential, cũng có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời và biến đổi thành điện năng nhờ phần sọc nâu, vàng trên cơ thể chúng.
-
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa chế tạo thành công hợp kim mới tương tự kim loại hiếm palladium - kim loại hiếm nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Hợp kim mới do nhóm nghiên cứu của giáo sư Hiroshi Kitagawa của trường Đại học Kyoto sản xuất bằng công nghệ nano, và có các đặc tính tương tự như các đặc tính của palladium - một kim loại hiếm nằm giữa rhodium và bạc trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
-
TS. Gene Tackle (Đại học Iowa, Mỹ) hợp tác với TS. Julie Lundquist (Đại học Colorado) vừa nghiên cứu thành công tác động của tua bin gió đối với đất và cây trồng nông nghiệp.
-
PGS.TS.Từ Diệp Công Thành, Trường đại học bách khoa TP.HCM đã nghiên cứu giải pháp mới thay thế cho các hệ thống truyền động truyền thống, hệ thống này là sự “lai ghép” giữa điện và thủy lực.
-
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Công Thương cần đẩy mạnh triển khai Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 và sớm tổ chức nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích tiêu dùng nhiên liệu sạch, nhiên liệu sinh học (NLSH).
-
Sự hợp tác quốc tế rộng rãi giữa các nhà khoa học tới từ các nhiều cơ quan chính phủ và phòng thí nghiệm trường đại học đã tạo ra một phát minh đột phá dẫn tới những phương pháp hiệu quả hơn để tạo ra dòng điện từ nhiệt lượng hao phí. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhiệt điện, có thể được ứng dụng cho khí thải từ động cơ ô tô, khí thải nhà máy và nhiều hoạt động khác nhằm thu được một nguồn năng lượng lớn do con người tạo ra, hiện nay đang bị bỏ phí.
-
Emily Cummins, một cô gái người Anh 23 tuổi đã trở thành người phụ nữ duy nhất và cũng là người châu Âu duy nhất được vinh danh bởi những người từng đoạt giải thưởng Nobel và nhận giải thưởng Oslo Business vì Hòa bình trong một buổi lễ tầm cỡ quốc tế tại Na Uy cho công trình nghiên cứu vì cộng đồng của cô, với phát minh tủ lạnh hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời mà không cần nguồn điện. Cô cũng vinh dự nhận được danh hiệu là 1 trong 10 người xuất sắc nhất hành tinh.
-
Các nhà nghiên cứu Trường đại học California (Mỹ) đã chế tạo thành công các bóng đèn hybrid giá rẻ với thời gian sử dụng lâu hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với đèn LED thông thường.
-
Các kĩ sư sẽ sớm được sử dụng loại công nghệ mới nổi này để làm sạch môi trường và tiết kiệm tiền bạc cho lực lượng không quân Mỹ. Các quan chức cùng Văn phòng năng lượng căn cứ không quân Robins đang thực hiện các nghiên cứu khả thi về công nghệ hồ quang plasma - biện pháp xử lí chất thải an toàn với môi trường.
-
Sustainable World Capital (SWC) là một Tập đoàn tài chính xuyên quốc gia, với hoạt động chủ yếu là tập trung vào việc gây quỹ đầu tư cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển công nghệ sạch (cleantech). Tổ chức này mới đây đã đưa ra đánh giá và liệt kê danh sách “những quốc gia phát triển công nghệ sạch hàng đầu trên thế giới”.
-
Tiền không thể mọc trên cây nhưng năng lượng có thể sản sinh từ cỏ. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mĩ đã chỉ ra rằng, cỏ có thể trở thành nguồn cung cấp đầy triển vọng cho hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, để thu được lợi nhuận thực sự từ chúng, các chủ đất cần tính toán và cân nhắc các yếu tố về chi phí sản xuất.
-
Tỏ ra rất thấu hiểu tới tâm trạng của những người sử dụng ôtô đang phải trả nhiều tiền để mua xăng khi giá nhiên liệu tăng cao, một người đàn ông Ấn Độ đang ấp ủ ước mơ chế tạo ra những chiếc xe hơi chạy bằng…nước.
-
Một nghiên cứu mới được Liên hợp quốc công bố mới đây đã khẳng định những lợi ích to lớn về kinh tế và môi trường khi thế giới chuyển sang sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng, như đèn compact phát sáng huỳnh quang (CFL) và đèn diot phát sáng (LED).
-
Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2011 – 2015 tiết kiệm 5% - 8% tổng mức năng lượng toàn quốc. Trong lĩnh vực chiếu sáng, theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2008, tỷ lệ sử dụng điện cho chiếu sáng chiếm 25,2% tổng mức tiêu thụ điện quốc gia. Tiết kiệm trong chiếu sáng là giải pháp rất hiệu quả và dễ thực hiện.
-
Bên cạnh nhà máy này, hội nghị Cơ sở vật chất Nghiên cứu năng lượng tại Brussels (Bỉ) cũng thông qua lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân tại Bỉ và khu vực nghiên cứu năng lượng gió tại Đan Mạch. Tất cả đều là một phần của bản quy hoạch mới nhất của Hội nghị Chiến lược Châu Âu về Cơ sở hạ tầng nghiên cứu (ESFRI) được dự kiến sẽ xuất bản trước cuối năm nay.
-
Ngày 8/12, Việt Nam và Mỹ đã đạt được thoả thuận về hoàn tất việc chuyển đổi hoàn toàn lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân ở Đà Lạt từ nhiên liệu urani độ giàu cao (HEU) sang urani độ giàu thấp (LEU) và tháo dỡ số nhiên liệu HEU còn lại.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hiện chỉ còn gần 5% số hộ dân nông thôn sống đơn lẻ ở vùng sâu và xa trung tâm chưa có điện. Ngày 9/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá tác động điện khí hóa nông thôn Việt Nam với việc công bố kết quả Nghiên cứu độc lập “Lợi ích của điện khí hóa nông thôn” trong khuôn khổ Dự án Năng lượng Nông thôn 1 được tiến hành tại 7 tỉnh của Việt Nam trong các năm 2002, 2005 và 2008.
-
Sau cuộc họp Tổ công tác về Năng lượng hạt nhân và An ninh hạt nhân của Ủy ban hợp tác song phương của Tổng thống Nga-Mỹ tại Moscow vào ngày 7/12, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Tập đoàn nhà nước về năng lượng hạt nhân của Nga Rosatom và Bộ Năng lượng Mỹ (DOE). Bước đầu, hai tổ chức này sẽ xem xét khả năng chuyển đổi từ HEU sang LEU của 6 lò phản ứng nghiên cứu Nga.
-
Đề tài "Nghiên cứu cải tiến lò cung cấp nhiệt cho máy sấy và hệ thống hút bụi cho các nhà máy chế biến chè đen" đã thành công và đem lại hiệu quả thiết thực.