-
Trong khi dùng các tấm biển hấp thụ ánh sáng mặt trời để chuyển chúng thành năng lượng, các nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Idaho, Mỹ đã thí nghiệm một biện pháp thu thập mới: sử dụng tia hồng ngoại để thu được năng lượng năng suất cao chưa từng thấy.
-
Điện từ cây có vẻ như là một nguồn năng lượng nhỏ không đáng kể, nhưng các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts không những bắt đầu nghiên cứu dòng điện nhỏ bé này mà còn thành lập một công ty tên là Voltree để tận dụng nó làm nguồn năng lượng.
-
Ngày càng nhiều người nhắc đến việc thay thế bóng đèn nung sáng hay halogen bằng bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện, hoặc dùng các nguồn sáng hiện đại hơn như LED. Tuy nhiên, chỉ thay thế bóng đèn là chưa đủ mà cần phải hiểu đúng về tiết kiệm năng lượng. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ThS - KTS Trần Văn Thành, hiện là nghiên cứu sinh chuyên ngành kiến trúc tiết kiệm năng lượng tại khoa kiến trúc và quy hoạch đô thị - đại học London Metropolitan, Anh
-
Viện Công nghệ Photon Jena của Đức (IPHT) đang phát triển một loại pin mặt trời mới, tích hợp các lớp polyme bán dẫn với các dây nano silic. Được đặt tên là "HyPoSolar", dự án pin mặt trời hybride này nhận được sự hỗ trợ 1,5 triệu euro trong khuôn khổ chương trình “Quang hợp hữu cơ” của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF).
-
Để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm bầu không khí ở các đô thị lớn, các nhà nghiên cứu Đài Loan vừa chế tạo loại xe gắn máy có thể hoạt động bằng… không khí nén!
Với dung tích bình chứa chỉ có tối đa 9,5 lít khí nén nên mẫu xe trên chỉ chạy được khoảng hơn 1 km là phải nạp thêm khí mới.
-
Trung tâm Vật liệu và Môi trường khắc nhiệt (Viện Cơ học) đã nghiên cứu chế tạo thành công hệ thống thiết bị chiếu sáng nuôi trồng tôm và cá sử dụng năng lượng mặt trời.
-
Các nhà nghiên cứu vừa mới phát minh một loại nhiệt mới có thể khiến những chiếc xe trở nên hữu ích hơn bằng cách biến nhiệt thải ra qua khói động cơ thành điện.
-
Ngày 5 tháng 8, tại Khách sạn Melĩa Hà Nội đã diễn ra hội thảo về Dự án nghiên cứu Tổng sơ đồ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam. Hội thảo do Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công Thương và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức.
-
Chiều ngày 30 tháng 7, tại trụ sở Bộ Công Thương, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) đã tổ chức cuộc họp khởi động Dự án nghiên cứu Tổng sơ đồ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa JICA và Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
-
Trung tâm Nghiên cứu năng lượng mới là một đơn vị nghiên cứu và triển khai thí điểm các dạng năng lượng tái tạo trực thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Một trong những thế mạnh của Trung tâm là nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt các dạng thiết bị đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời.
-
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một phương pháp chế tạo vật liệu có thể hấp thụ năng lượng mặt trời khi trời tối. Đây là công trình nghiên cứu của Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho, Công ty Microcontinuum và Đại học Missouri (Mỹ).
-
Quạt chạy bằng điện gió mặt trời được phát triển tại Viện Finnish Meteorological hai năm trước đây đã nhanh chóng tiến từ phát minh đến ứng dụng. Sức đẩy của động cơ điện gió mặt trời có thể có một tác động lớn đến nghiên cứu vũ trụ và du hành không gian trong hệ mặt trời.
-
Nhiên liệu dầu lửa, than đá và cả urani, đến lúc nào đó cũng cạn kiệt. Loài người vẫn chưa biết lúc nào mới tạo ra được lò phản ứng vĩnh cửu - nhiệt hạch. Có thể trông chờ vào các nguồn năng lượng tái sinh như: mặt trời, gió, nước... Nhưng trong tự nhiên vẫn còn rất nhiều nguồn nhiệt mà chúng ta chưa biết. CÁc nhà sáng chế trên toàn thể giới đang nghiên cứu nghĩ ra nhiều phương pháp để nghiên cứu thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng. Chúng tôi xin giới thiệu một vài sáng chế mới lạ:
-
Vừa qua, Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới (Đại Học Bách khoa – Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị báo cáo tổng kết tình hình thực hiện dự án “Phổ biến thiết bị nước nóng năng lượng mặt trời nhằm tiết kiệm năng lượng năm 2007” – Đây là một trong những nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giao Trung tâm trong năm qua.
-
Rất nhiều công trình nghiên cứu hướng đến việc sản xuất sợi nano bán dẫn dùng trong các thiết bị điện cần thiết cho nhiều lĩnh vực như năng lượng, điện, y tế, … Tuy nhieen, phương pháp tổng hợp thường tương đối phức tạp, khá “đắt đỏ” và rất khó đưa vào áp dụng với số lượng lớn trong sản xuất công nghiệp.
-
Ngày 24 tháng 1 năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới (TT NCNLM) - Trường Đại Học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá và chuyển giao công nghệ vận hành, bảo dưỡng hệ thống cho Trường Đại học Thể dục Thể thao 1 (ĐHTDTT 1) Từ Sơn Bắc Ninh.
-
Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học California (UC), đứng đầu là Giáo sư Kubiak đã chứng tỏ rằng ánh sáng được hấp thụ và biến thành điện năng bởi điện cực có thể giúp đem lại phản ứng biến CO2 thành CO và O2. CO là một hoá chất giá trị được sử dụng rộng rãi để sản xuất chất dẻo và các sản phẩm khác. Nó cũng là thành tố then chốt trong quá trình sản xuất các nhiên liệu tổng hợp, kể cả khí ga tổng hợp, methanol và xăng.
-
Theo ước tính thì khoảng 80 năm nữa, các nguồn năng lượng chúng ta đang sử dụng sẽ bị cạn kiệt vì con người đã và đang tận dụng tối đa, và với mức độ cấp số nhân nhanh hơn mức tái tạo của thiên nhiên. Do đó, ngay từ bây giờ nếu không chuẩn bị để nghiên cứu hay truy tìm những nguồn tài nguyên về năng lượng mới, thế giới sẽ đi dần đến sự tự hủy diệt.
-
Trong cuộc đua biến các pin thu năng lượng mặt trời trở nên rẻ hơn và hiệu quả hơn, nhiều nhà nghiên cứu và những công ty đang mong đợi vào cấu trúc nano có kích cỡ một phần tỷ của mét. Sử dụng công nghệ nano, các nhà khoa học có thể thí nghiệm và kiểm soát cách thức sản sinh, thu thập, vận chuyển và lưu trữ những gốc electron tự do có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển từ ánh mặt trời thành điện năng.
-
Trên cơ sở sự hợp tác và giúp đỡ của Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng mới đã cùng Công ty WAT (Công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng gió) và Trường Đại học Kỹ thuật Dresden (TU Dresden) CHLB Đức xây dựng dự án “Đào tạo cán bộ về Năng lượng gió và ứng dụng tại Việt Nam”