-
Người phát ngôn Tổng thống Ai Cập, ông Sulaiman Awad, cho biết Tổng thống Hosni Mubarak đã thông qua địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân trên tại một cuộc họp bàn về chiến lược bảo đảm các nguồn cung điện năng và phát triển năng lượng hạt nhân dùng cho mục đích hòa bình.
-
Theo hãng thông tấn IRNA của Iran, ông Boroujerdi đã hoan nghênh ý tưởng trên và cho biết Iran sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản trong những dự án như vậy dưới sự giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA).
-
Trong khi giá của hệ thống quang điện đã giảm dần trong nhiều thập kỷ thì chi phí của các nhà máy điện hạt nhân mới lại đang tăng lên - và một giao điểm lịch sử đã xuất hiện tại Bắc Carolina, Hoa Kỳ khi quang điện giờ đây đã rẻ hơn so với điện hạt nhân.
-
Theo Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt – cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện đề án thông tin đại chúng về điện hạt nhân cấp quốc gia – thì mục tiêu đặt ra đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành việc xây dựng và đưa tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào vận hành phát điện; và trong tương lai, điện hạt nhân sẽ trở thành một trong những nguồn năng lượng chủ lực của quốc gia.
-
Toshiba, tập đoàn chuyên về các linh kiện, thiết bị điện tử và các nhà máy điện hạt nhân, đã phát triển một loại pin lithium-ion có tuổi thọ cao và có thể xạc siêu nhanh, với tên gọi SCiB (Pin ion xạc siêu nhanh), và có kế hoạch áp dụng loại pin này cho xe hơi.
-
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các văn bản pháp lý về điện hạt nhân, Việt Nam đang rất tích cực đào tạo đội ngũ chuyên gia lĩnh vực này… Đó là nhận xét của nhiều chuyên gia nước ngoài tại hội thảo quốc tế “Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân” do Bộ KH-CN vừa tổ chức.
-
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Theo quy hoạch, có 8 địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại 5 tỉnh, gồm: Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, mỗi địa điểm có khả năng xây dựng từ 4 - 6 tổ máy.
-
Nhu cầu năng lượng hạt nhân chắc chắn sẽ tăng để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), GS Jor – Shan Choi, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân Khoa học Kỹ thuật&Quản lý Hạt nhân, ĐH Tokyo, Nhật Bản, phát biểu trong Hội nghị Quốc tế Công nghệ và An toàn Nhà máy điện Hạt nhân ngày 17-6 tại Hà Nội.
-
Tại hội nghị quốc tế về "Công nghệ và an toàn nhà máy điện hạt nhân" ngày 17/6, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng trao đổi các vấn đề liên quan đến phát triển điện hạt nhân và đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang có những khởi động cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga đang trong quá trình thảo luận với Iran về khả năng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới ở nước cộng hòa Hồi giáo này.
-
Chủ tịch Ủy ban năng lượng hạt nhân của Bangladesh Mosharraf Hossain cho biết Bangladesh và Nga đã ký thỏa thuận sơ bộ hợp tác về việc xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân tại nước này. Theo kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Bangladesh, với chi phí xây dựng ít nhất là 1,5 tỷ USD, sẽ đi vào hoạt động năm 2017.
-
Trả lời phỏng vấn tại Bắc Kinh gần đây, ông Mu Zhanying, giám đốc điều hành của Công ty kỹ thuật điện hạt nhân Trung Quốc (China Nuclear Engineering Group) cho biết, các nhà máy điện hạt nhân này có công suất khoảng 1 Gigiwatt (1GW) và chi phí xây dựng cho một nhà máy như vậy sẽ vào khoảng 14 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 2,1 tỷ USD.
-
Hiện dự án ĐHN tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi và xúc tiến tìm đối tác tư vấn. Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà máy ĐHN cấp Nhà nước để chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện các công việc liên quan đến nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1.
-
Một quốc gia 5 triệu dân, mật độ dân chỉ 17,1 người /km², trên diện tích không lớn 338.145 km²; gần bằng Việt Nam. Lại có đến 1/3 lãnh thổ nằm ở phía bắc vành đai Bắc cực (trên vĩ độ 66) với những vùng hai tháng liền mặt trời không mọc, khí hậu lạnh giá, 1/10 diện tích là nước hồ (những 50.000 hồ), tài nguyên khoáng sản nghèo nàn. Ấy vậy, quốc gia này đạt được tỷ lệ 1 NMĐHN trên 1 triệu người! Một con số phản ảnh tiềm năng khoa học công nghệ lẫn trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước Phần Lan.
-
Nhà máy điện hạt nhân (NMÐHN) đầu tiên được xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ trước. Ðến nay, trên thế giới có 435 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, 53 lò phản ứng đang trong quá trình xây dựng và 299 lò phản ứng đang có kế hoạch xây dựng trong vòng 15 năm tới.
-
Một bó dây cáp truyền dẫn được 5 gigawatt – tương đương với sản lượng của 5 nhà máy điện hạt nhân – có thể nằm gọn trong một đường ống với đường kính chỉ 3 feet chôn được dưới lòng đất.
-
Ngày 18/2, tại Hà Nội, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Công ty điện lực Westinghouse (Mỹ) tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ AP-1000 xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm sản xuất điện năng tin cậy, kinh tế và an toàn.
-
Các lò phản ứng hạt nhân tí hon mang tên Hyperion có khả năng di chuyển đủ khả năng cung cấp điện và sưởi ấm cho khoảng 10 nghìn hộ dân trong nhiều năm. Chúng hoạt động rất linh hoạt, tuyệt đối an toàn và ít cần bảo trì.
-
Hiện nay cùng với việc nghiên cứu xây dựng luật điện hạt nhân ra đời, Việt Nam đã và đang chuẩn bị xúc tiến các bước tiếp theo và các tiền đề khác cho việc chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, đáp ứng nhu cầu và tiến độ phát triển nguồn điện như Tổng sơ đồ quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia VI giai đoạn 2006-2025 đã được Chính phủ phê duyệt.
-
Với những diễn biến mới và phức tạp của cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới trong thời gian gần đây, giá về năng lượng gia tăng một cách đột biến, ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của rất nhiều nước, đặc biệt là các nước phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu thì việc tìm giải pháp và tìm ra những nguồn năng lượng rẻ, sạch và dồi dào đáp ứng cho nhu cầu phát triển đất nước và đảm bảo an ninh về năng lượng đang được đặc biệt chú ý quan tâm và là sự ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển quốc gia.