-
Dự báo đến năm 2015, lượng rác thải của thành phố thải ra mỗi ngày tăng lên khoảng 10 ngàn tấn, tăng cao so với lượng rác khoảng 6.500 tấn/ngày hiện nay. Với lượng rác thải lớn như vậy, thành phố đang có chủ trương thu hút các dự án rác có công nghệ đốt rác phát điện, tái chế. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, thành phố đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 sẽ sử dụng khoảng 10% lượng rác thải làm nguồn năng lượng tái tạo.
-
Hàn Quốc dự kiến sẽ xây thêm 14 nhà máy điện nguyên tử đến năm 2024 nhằm tăng nguồn cung điện, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. Tại phiên điều trần công cộng ở thủ đô Seoul ngày 7 tháng 12 vừa qua, chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch năng lượng dài hạn, trong đó kêu gọi sự gia tăng nguồn năng lượng từ các nhà máy hạt nhân và nguồn năng lượng tái tạo.
-
Theo các số liệu thống kê của Bộ khoáng sản và năng lượng Ethiopia (MoME), quốc gia này mỗi năm tiêu tốn 10 tỉ Birr (tương đương với 800 triệu đôla Mỹ) để nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu phục vụ tiêu thụ trong nước. Số liệu này phản ánh hơn 90% khoản thu từ hoạt động ngoại thương của Ethiopia. Nếu nước này khai thác được tiềm năng năng lượng tái tạo thì khả năng độc lập về năng lượng sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
-
Đến năm 2020, phong năng sẽ đóng góp 265 GW vào mạng lưới điện Châu Âu, ước tính tiết kiệm 41,7 tỉ Euro tiền điện mỗi năm. Châu Âu cần lắp đặt thêm một mạng lưới điện ngoài khơi ở vùng biển phía Bắc bao gồm biển Bắc, biển Ai-len và biển Baltic để truyền dẫn lượng điện gia tăng, thực hiện mục tiêu 34% điện lượng tái tạo vào năm 2020. Những trạm chuyển tiếp điện giữa các quốc gia láng giềng như Tây Ban Nha và Pháp phải được nâng cấp để truyền tải lượng điện cần thiết tới nơi tiêu thụ.
-
Khoảng 75% dân số Iceland sống trong vòng 60 km của thủ đô Reykjavik và các khu vực nông thôn được liên kết bằng một con đường vành đai dài 1.351 km. Trong đoạn đường này có thể có 15 trạm sạc nhanh. Điều đó, cùng với thực tế 80% năng lượng của Iceland là năng lượng tái tạo được sản xuất với giá thành rẻ (từ địa nhiệt và thủy điện), sẽ giúp bạn hình dung được tại sao đây là nơi thử nghiệm lý tưởng đối với ôtô điện.
-
Nếu các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) tham gia cân bằng được một vài phần trăm tổng nhu cầu điện hiện nay, cũng đồng nghĩa tiết kiệm được mức ấy điện năng, vì nguồn NLTT không khai thác là bỏ phí, không để dành được như nguồn năng lượng truyền thống (than, dầu...).
-
Tuần trước, tập đoàn kiểm toán hàng đầu Ernst & Young đã đưa ra bản báo cáo khẳng định vị thế dẫn đầu của Châu Á trong lĩnh vực năng lượng xanh. Tác giả bản báo cáo viết: “Một thế giới mới đang nổi lên trong vấn đề năng lượng sạch với Trung Quốc là vị thủ lĩnh chắc chắn trên thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu”.
-
Ngân hàng phát triển Châu Á( ADB) cho biết nguồn quỹ tổ chức này lập ra để phát triển các dự án năng lượng mặt trời công suất lớn sẽ giúp gia tăng lượng năng lượng tái tạo lên mức 3GW vào giữa năm 2013 ở Châu Á và khu vực Thái Bình Dương.
-
Ông Hoàng Hữu Thuận, TT Tư vấn và Phát triển điện, cho rằng do tính phân tán và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, việc ứng dụng năng lượng tái tạo đòi hỏi một sự đầu tư thỏa đáng để lựa chọn công nghệ khả thi, tìm ra phương thức ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam để sau vài chục năm nữa, năng lượng tái tạo (không kể thủy điện) sẽ có một tỷ trọng đáng kể trong cân bằng điện năng quốc gia.
-
Ireland- đất nước từng được mệnh danh là con hổ vùng Celtic với tốc độ phát triển kinh tế ngoạn mục giờ đây đang trải qua một giai đoạn khó khăn do khủng hoảng nợ công trầm trọng và buộc phải trông chờ các khoản cứu trợ tài chính của liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, giữa cảnh ảm đạm này, lần đầu tiên một vài thông tin khả quan đã được đưa ra ở thủ đô Dublin: Ireland đang bước đầu thành công trong việc sử dụng năng lượng tái tạo.
-
Công nghiệp năng lượng mặt trời Mỹ vừa yêu cầu Quốc hội gia hạn chương trình sử dụng quỹ năng lượng tái tạo trong thời điểm suy thoái. Nó đang gây ra nhiều tranh cãi bởi chương trình này cho biết đã tạo ra 20,000 công ăn việc làm liên quan tới lĩnh vực năng lượng mặt trời trong vòng 2 năm rưỡi và là bước khởi đầu cho nền kinh tế công nghệ sạch của Mỹ.
-
Khi các quốc gia khác như Trung Quốc, Mỹ, Đức chi hàng tỉ đôla tiền thuế vào các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, các doanh nghiệp năng lượng Canada nói rằng chính phủ liên bang cần cấp thiết xây dựng chiến lược quốc gia để thâu tóm một phần thị trường năng lượng sạch toàn cầu, nơi đã thu hút được 162 tỉ đôla từ các nhà đầu tư vào năm ngoái.
-
Khoản vay mà Ngân hàng thế giới dành cho các dự án năng lượng tái tạo và dự án sử dụng năng lượng hiệu quả tăng 300% trong khoảng thời gian giữa năm tài chính 2007 và 2008, đạt mức kỷ lục 3,4 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, khoản vay Ngân hàng thế giới dành cho những dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch tăng mạnh 430%.
-
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các nguồn năng lượng vẫn ở dạng tiềm năng, do chưa có cơ chế và chính sách giá điện hợp lý để thu hút các nhà đầu tư. Nguồn năng lượng tái tạo rẻ nhất là thuỷ điện nhỏ và thủy điện, nếu có quy hoạch tốt, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch và quy trình vận hành, thì sẽ là nguồn năng lượng dồi dào, kinh tế. Thủy điện nhỏ được quy hoạch khoảng 4.000MW, nhưng mới có tổng công suất lắp đặt khoảng 500MW.
-
Nhu cầu sử dụng điện tại VN là rất lớn kể cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo tính toán của EVN, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 7,5 - 8% và thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 VN cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì trong 20 năm tới nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15 - 17% mỗi năm. Do đó, phương án đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời tỏ ra có hiệu quả đối với một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý như VN.
-
Hội chợ Triển lãm Sản phẩm hiệu quả năng lượng và Năng lượng tái tạo đang diễn ra tại TP.HCM, trưng bày nhiều nhóm sản phẩm, trong đó nhiều nhất là các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, đặc biệt là máy nước nóng năng lượng mặt trời.
-
Chiều nay, 25/11, tại Nhà Thi đấu Phú Thọ - TP. Hồ Chí Minh, đã diễn lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Sản phẩm hiệu quả năng lượng & năng lượng tái tạo 2010 (ENCON 2010) lần II do Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC-HCMC) và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ảnh Thật phối hợp tổ chức.
-
Sáng nay, ngày 25/11, trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Sản phẩm hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo lần II tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm TKNL thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Dự án nâng cao hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (PECSME) tổ chức Hội thảo Đánh giá kết quả thực hiện Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2010, khu vực phía Nam.
-
Trong khi một số thành viên Quốc hội nghĩ rằng việc sử dụng đồng đôla vào các dự án địa phương là một điều xấu, thì có đến hàng trăm nông dân và các chủ doanh nghiệp ở nông thôn đang rất háo hức nắm lấy cơ hội để củng cố hoạt động sản xuất của họ thông qua các khoản vay và trợ cấp năng lượng sạch với tổng giá trị hơn 30 triệu đôla. Các quỹ nằm dưới sự quản lí của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ phải chi trả cho 516 dự án lắp đặt trang thiết bị năng lượng tái tạo và củng cố hiệu quả năng lượng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
-
Theo báo New York Times, tại châu Âu và Mỹ, than dường như đã qua thời hoàng kim khi sản lượng tiêu thụ giảm mạnh từ 5 năm trước, một phần do suy thoái kinh tế, một phần do những quy định khắc khe của luật môi trường, cũng như phụ thuộc vào khí tự nhiên và năng lượng tái tạo. Trong khi đó, tại các cảng biển ở Mỹ, Canada, Australia, Indonesia, Colombia và Nam Phi, tàu xếp hàng “ăn” than để đưa sang châu Á gần như làm việc liên tục.