Các chuyên gia hạt nhân và địa chất cảnh báo trong tương lai, có ít nhất 32 nhà máy ở châu Á đang hoạt động hoặc đang được xây dựng có nguy cơ hứng chịu sóng thần, đặc biệt là 4 nhà máy điện hạt nhân ở phía nam Trung Quốc đại lục và một nhà máy trên đảo Đài Loan (Trung Quốc).
Mất điện lớn nhất trong lịch sử loài người ở Ấn Độ làm hé lộ một bức tranh an ninh năng lượng u ám của nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á
1. Thiên tai đe dọa an ninh năng lượng toàn cầu
Trong năm 2012, nước Mỹ phải hứng chịu nhiều cơn bão lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình cung cầu năng lượng trong nước và ảnh hưởng biến động giá dầu trên thị trường thế giới. Tiêu biểu là siêu bão Sandy đã tràn vào bờ biển Mỹ trải dài từ bang West Virginia tới North Carolina và Connecticut hồi cuối tháng 10. Hơn 8,5 triệu gia đình và doanh nghiệp trên 16 tiểu bang nước Mỹ bị mất điện sau khi cơn bão mạnh nhất trong lịch sử 100 năm qua tấn công Hoa Kỳ với mưa to và gió lớn đã giật đứt các đường dây điện, nhấn chìm các mạng lưới điện trong nước lũ và gây nổ một trạm biến áp ở hạ Manhattan, New York. Thiệt hại từ cơn bão cũng làm dấy lên quan ngại về sự lão hóa của cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng trên toàn nước Mỹ. Hiện nay, nhiều tiểu bang vẫn đang ra sức sửa chữa, nâng cấp, cải tạo hệ thống phân phối điện để đáp ứng với các sự cố thiên tai khủng khiếp kiểu này.
2. Mỹ sẽ trở thành nước khai thác dầu lớn nhất thế giới trong tương lai
Trong bản báo cáo đánh giá năng lượng hằng năm, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã dự báo Mỹ sẽ vượt Arập Xêút và Nga vào năm 2017 để trở thành quốc gia khai thác dầu lớn nhất thế giới. Theo báo cáo của IEA, lượng dầu nhập khẩu của Mỹ hiện chiếm khoảng 20% nhu cầu tiêu thụ nội địa, nhưng đến năm 2035, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đạt được mục tiêu hoàn toàn độc lập về năng lượng, bao gồm các nguồn như dầu thô, khí đốt và than. Sở dĩ IEA có đánh giá lạc quan này là vì ở Mỹ trong năm qua chứng kiến sự bùng nổ về các dự án khai thác nguồn dầu đá phiến, một lĩnh vực đòi hỏi công nghệ rất cao. Với đà đẩy mạnh khai thác như hiện nay, đến năm 2015, sản lượng khai thác dầu của Mỹ có thể đạt 10 triệu thùng/ngày, đạt 11,1 triệu thùng/ngày vào năm 2020 và đến năm 2035 sẽ nâng lên mức 12,3 triệu thùng/ngày.
3. Nhật Bản chật vật định hình tương lai năng lượng
Kế hoạch đáp ứng 1/2 nhu cầu sử dụng điện từ các nhà máy điện nguyên tử của Nhật Bản đã phá sản kể từ sau trận động đất và sóng thần gây thảm họa hạt nhân Daiichi Fukushima hồi tháng 3-2011 với việc đóng cửa 52 lò phản ứng hạt nhân trên toàn quốc. Do không có nguồn năng lượng nào khả dĩ thay thế điện hạt nhân ngay, Nhật Bản tiếp tục phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu mà có đến 70% số đó được vận chuyển qua eo biển Hormuz đầy rủi ro. Quyết định khởi động lại 2 lò phản ứng hạt nhân tại Ohi mùa hè 2012 gặp phải sự phản đối dữ dội từ người dân và với Chính phủ Nhật, đó cũng là điều “cực chẳng đã”. Việc tái khởi động công trình xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Oma tháng 12-2012 có ý nghĩa lớn về chiến lược và công nghệ điện hạt nhân của Nhật Bản, cho thấy đất nước Mặt trời mọc không thể nào chấm dứt phát điện hạt nhân trong năm 2030 như chiến lược năng lượng mà cựu Thủ tướng Noda đã đề ra.
4. Trung Quốc bức bách trong cơn khát năng lượng
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng bức thiết của nền kinh tế đang phát triển nóng, Trung Quốc ngày nay đang khám phá hầu như tất cả các nguồn năng lượng trong nước từ năng lượng hóa thạch đến năng lượng tái tạo và tích cực thâu tóm các tài sản, công ty năng lượng trên thế giới, nhằm đảm bảo nguồn cung cũng như học hỏi, nhập khẩu những công nghệ khai thác năng lượng tiên tiến thế giới có, Trung Quốc thiếu. Than đá vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính của Trung Quốc nhưng quốc gia sử dụng năng lượng nhiều nhất thế giới này đang kỳ vọng vào trữ lượng khí đá phiến được cho là lớn gấp đôi trữ lượng của Hoa Kỳ, đến năm 2020, sẽ chiếm 6% cơ cấu năng lượng. Tuy nhiên, sự phức tạp của địa chất, khó khăn về cơ sở hạ tầng và thiếu nước lại là những trở ngại chính trong việc đạt mục tiêu này. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đau đầu với bài toán giảm thiểu phát thải nhà kính, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
5. Mất điện lịch sử ở Ấn Độ
3 trong 5 hệ thống đường dây của Ấn Độ bị hỏng vào ngày 31-7 đã khiến hơn nửa số dân của đất nước 1,2 tỉ nhân khẩu sống tại 20/29 bang, bao gồm cả thủ đô New Dehli phải chịu cảnh mất điện, sống trong bóng tối và đảo lộn mọi sinh hoạt trong 2 ngày liền. Hệ thống giao thông công cộng tắc nghẽn, đường phố náo loạn. Ít nhất 300 chuyến tàu đã bị hủy. Bệnh viện, các dịch vụ khẩn cấp và hoạt động kinh doanh trên khắp miền Bắc và miền Đông nước này cũng bị ảnh hưởng nặng nề và gần như tê liệt... Sự cố mất điện lớn nhất trong lịch sử loài người xảy ra ở Ấn Độ không chỉ báo động về tình trạng cơ sở vật chất mà còn hé lộ một bức tranh an ninh năng lượng u ám của nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á - từng được hy vọng sẽ là một trong những động lực kéo nền kinh tế thế giới ra khỏi khủng hoảng như năm 2008-2009.
6. Căng thẳng trên những điểm nóng năng lượng
Ngay từ những ngày đầu năm 2012, năng lượng và xung đột đã luôn buộc chặt vào nhau, đem lại tầm quan trọng ngày một gia tăng cho những vùng địa năng lượng trong thế giới tài nguyên then chốt ngày một hạn chế. Bắt đầu với Eo biển Hormuz - tuyến vận tải biển chiến lược trung chuyển khoảng 17 triệu thùng dầu mỗi ngày, tức 20% số cung toàn cầu. Những tuyên bố đe dọa phong tỏa, “không để một giọt dầu đi qua” eo biển chiến lược này của Iran để đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu luôn là đề tài nóng hổi thời sự trên các mặt báo trong năm và khiến thị trường dầu mỏ thế giới chao đảo nhiều phen. Trong khi đó, tại Biển Đông và biển Hoa Đông, căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc - Nhật Bản và Trung Quốc - một số nước ASEAN cũng dấy lên lo ngại bùng phát thành xung đột, mà theo các nhà phân tích, động cơ chính là quyền tiếp cận với trữ lượng khí đốt giàu có ở các khu vực này. Ít nóng hổi hơn nhưng cũng không kém phần thời sự là việc biến đổi khí hậu, các lớp băng tan ra đã khiến cho các nguồn tài nguyên năng lượng ở Bắc Cực trở nên dễ tiếp cận và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Không chỉ có Mỹ, Nga, các nước Liên minh châu Âu gần Bắc Cực lao vào cuộc cạnh tranh giành quyền khai thác ở vùng đất “vàng” này mà “xa xôi” như Trung Quốc cũng “nhòm ngó”.
7. Chia rẽ quan điểm về khí đá phiến
Khai thác và phát triển khí đá phiến tiếp tục là đề tài gây tranh cãi trên toàn thế giới. Một mặt, ở nhiều nước như Mỹ, Ba Lan, Trung Quốc, Algeria… nó được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bức tranh an ninh năng lượng quốc gia. Mặt khác, lo ngại về những rủi ro môi trường và môi liên quan tới động đất do quá trình khoan và bẻ gãy thủy lực gây ra đã khiến cho “fracking” đá phiến ở một số nước bị cấm như Pháp, Bulgaria…
Các chuyên gia hạt nhân và địa chất cảnh báo trong tương lai, có
ít nhất 32 nhà máy ở châu Á đang hoạt động hoặc đang được xây dựng có nguy cơ
hứng chịu sóng thần, đặc biệt là 4 nhà máy điện hạt nhân ở phía nam Trung Quốc
đại lục và một nhà máy trên đảo Đài Loan (Trung Quốc) .
|
Theo National Geographic