Saturday, 23/11/2024 | 09:13 GMT+7
Các nhà đầu tư năng lượng đã liên tục bị giáng những đòn mạnh trong năm 2015 và hy vọng vào những chuyển biến tích cực trong năm mới. Vậy chúng ta có thể mong đợi những gì trong năm 2016? Dưới đây là danh sách những xu thế thay đổi tiêu biểu có thể xảy đến trong năm 2016.
Nhà máy khai thác dầu mỏ của Cheniere Energy
1. Nước Mỹ và những hợp đồng sản xuất dầu
Sản lượng dầu tại Mỹ đã giảm khoảng 300.000 thùng mỗi ngày. Theo dự báo của các chuyên gia, bao gồm EIA và IEA, sản lượng dầu của Mỹ sẽ giảm khoảng 0,5 triệu thùng/ngày trong năm 2016. Sự sụt giảm này thậm chí còn lớn hơn, dù cho số liệu về số lượng, tỉ giá, và các khoản cắt giảm chi phí đầu tư bất thường đã được đưa ra. Tóm lại, thời gian sẽ đưa ra câu trả lời chính xác.
2. Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG): nguồn cung tăng, giá giảm
Trong khi thị trường dầu có thể rơi xuống đáy thì việc suy thoái của LNG mới chỉ bắt đầu. Giá LNG của hãng JKM, một hãng cung ứng ở châu Á, đã giảm tới 2/3 kể từ mức đỉnh năm 2014.
Tháng 2-2016, lượng hàng hóa cung ứng có thể đạt mốc 7 USD/ 1 triệu Btu (MMBTU). Nhưng khí hóa lỏng xuất khẩu tung ra thị trường thế giới vào năm 2016 sẽ chỉ làm tăng thêm dư thừa. Nhà máy xuất khẩu đầu tiên của Mỹ – Cheniere Energy’s Sabine Pass sẽ đi tiên phong.
Australia sẽ xem xét triển vọng trong việc phát triển một vài dự án lớn, bao gồm các nhà máy Chevron’s Gorgon and Wheatstone, cũng như trạm khí thiên nhiên hóa lỏng Inpex’s Ichthys.
Trung Quốc sẽ không còn mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhiều như các nhà đầu tư dự kiến. Với việc nguồn cung cao hơn cầu, giá cả sẽ vẫn duy trì ở mức thấp và thậm chí còn giảm mạnh.
3. Lợi nhuận, cổ tức bị thâm hụt
Đối với các công ty dầu khí, từ trước tới nay cổ tức là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, các công ty này đã phải cắt giảm đáng kể chi tiêu cho các dự án mới và cắt giảm biên chế để cầm cự. Nhưng các công ty này có thể cầm cự được bao lâu trước khi cắt giảm cổ tức? Liệu có đáng giữ vững cổ tức nếu đồng nghĩa với nó là hy sinh tăng trưởng sản xuất trong tương lai?
Hãng Eni đã cắt giảm cổ tức của mình vào năm 2015, các công ty lớn nhất cũng đều làm như vậy. Hãng Marathon Oil gần đây cũng chấp nhận việc cắt giảm cổ tức. Liệu các ông lớn trong ngành dầu mỏ có thể làm gì tiếp theo?
4. Năng lượng tái tạo khẳng định được vị thế
2015 là năm thành công nhất đối với ngành năng lượng mặt trời, với công suất hơn 7 GW được lắp đặt tại Mỹ, mức cao kỷ lục. Nhưng có thể trong vài năm tới con số này sẽ còn ấn tượng hơn. Việc mở rộng đầu tư tín dụng vào năng lượng mặt trời sẽ dẫn đến việc lắp đặt các hệ thống này ở Mỹ tăng gấp 4 lần lên mức 100 GW vào năm 2020. Năng lượng từ gió và mặt trời sẽ trở thành thói quen sử dụng ở Mỹ, và nhanh chóng trở thành xu thế được lựa chọn tại nhiều nơi trên thế giới.
5. Sự trở lại của Iran
Các thỏa thuận hạt nhân lịch sử trong năm 2015 sẽ cho phép Iran trở lại với thị trường dầu sau hơn 4 năm bị cô lập. Iran lên kế hoạch sẽ cung cấp trở lại 500.000 thùng/ngày ngay sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, có thể đến ngay trong tháng 1.
Trong vòng vài tháng sau, Iran cho biết vẫn có thể tiếp tục cung cấp thêm 500.000 thùng/ngày. Việc cung cấp trở lại của Iran sẽ nâng mức sản lượng của OPEC lên trên 32 triệu thùng/ngày vào trữ lượng dầu khổng lồ của thế giới.
6. Ngành cung cấp khí đốt tự nhiên chững lại
Sản xuất khí đốt tự nhiên tiếp tục đạt cột mốc cao kỷ lục trong năm 2015. Tuy nhiên, với lượng dự trữ tăng nhanh chóng, đạt mốc 4 nghìn tỷ feet khối trong tháng 11, giá đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 15 năm qua.
Điều này đã buộc một số giếng khoan phải đóng cửa, và lượng khí từ đá phiến sét Marcellus vì thế sẽ sụt giảm. Kể cả khi đóng cửa vào mùa đông tới, trữ lượng khí đốt vẫn ở mức cao, gây áp lực lên giá cả. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng giá khí đốt tự nhiên Henry Hub có thể vẫn duy trì ở mức dưới 3 USD/1 triệu Btu trong vài năm tới.
7. Bất ổn địa-chính trị
Sự lao dốc của giá dầu đang làm sụt giảm nguồn thu của chính phủ. Điều đó, lần lượt, có thể gây nên bất ổn tại nhiều nơi. Không còn nghi ngờ gì nữa, Venezuela là nước đứng đầu danh sách này trong năm 2016. Ngoại hối đang ở mức thấp, và các khoản thanh toán nợ sẽ đến hạn.
Iraq cũng là một trường hợp khác mà giá dầu thấp sẽ ảnh hưởng đến tình hình an ninh đất nước. Đánh giá sơ bộ bối cảnh toàn cầu trong thời điểm này, khó mà thấy được sự suy yếu của chính phủ các nước khi doanh thu về dầu mỏ sụt giảm, nhưng sự lao dốc của giá dầu sớm muộn sẽ làm suy yếu sức mạnh của chính phủ, đặc biệt là các nước phụ thuộc vào dầu mỏ.
8. Vỡ nợ và phá sản
Đến giữa tháng 11, 36 công ty dầu mỏ và khí đốt đã đệ đơn xin phá sản ở Chương thứ 11, bao gồm tổng giá trị khoản nợ khoảng 13 tỷ USD. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2016.
Hãng tin Reuters đã đưa tin về việc gia tăng các vụ phá sản, khi mà chủ nợ vẫn chưa thể lấy được các khoản thanh toán qua tòa án từ các công ty dầu mỏ và khí đốt. Với những tác động tiêu cực từ suy thoái gần đây, duy trì ở mức 30 USD/thùng được bán ra thì tỷ lệ vỡ nợ sẽ còn tăng trong những tháng tới đây.
9. Mua bán và sáp nhập
Royal Dutch Shell có thể sớm mua lại Tập đoàn BG Group trong tháng 4, một nỗ lực trong việc phục hồi lại giá dầu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cổ đông e ngại rằng liệu Shell có bị “hớ” trong thương vụ này.
Tuy nhiên, khi thị trường đã ở mức đáy, nó sẽ bắt đầu tăng trở lại, điều đó dẫn đến một loạt các vụ sáp nhập từ những công ty bị suy yếu. Nhiều chuyên gia đã mong đợi điều này diễn ra trong năm 2015, nhưng ngoài thương vụ của Shell mua lại BG, chỉ có một số ít vụ sáp nhập khác. Song, điều này sẽ thay đổi vào năm 2016.
10. Giá cả tăng
Khi mà tất cả đã dự đoán sai về sự phục hồi giá dầu trong năm 2015, thì giai đoạn cuối năm 2016 sẽ là lúc cho những sự điều chỉnh. IEA cho rằng nhu cầu dầu thô tăng 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2015.
Nhu cầu thế giới sẽ thêm 1,2 triệu thùng/ngày trong năm tới, giúp xóa bỏ nguồn cung dư thừa. Nhu cầu tăng cũng như nguồn cung giảm. Điều đó sẽ cho phép giá dầu sẽ tăng lên mức 60 USD/ thùng vào cuối năm 2016.
Hà Nguyễn (Theo Oilprice.com)/Hải Quan