Friday, 15/11/2024 | 19:08 GMT+7

Ngày 1/01/2011 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực

11/12/2010

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính thức có hiệu lực từ 1.1.2011. Bộ Công thương đã triển khai các đợt tuyên truyền, phổ biến luật đến cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp khu vực Bắc - Trung - Nam. Mục đích giúp doanh nghiệp và người dân hiểu rõ thêm về những quy định của Luật. Mong muốn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được triển khai sâu rộng tới mọi tổ chức, cộng đồng dân cư.

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính thức có hiệu lực từ 1.1.2011. Bộ Công thương đã triển khai các đợt tuyên truyền, phổ biến luật đến cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp khu vực Bắc - Trung - Nam. Mục đích giúp doanh nghiệp và người dân hiểu rõ thêm về những quy định của Luật. Mong muốn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được triển khai sâu rộng tới mọi tổ chức, cộng đồng dân cư.

 

Nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế và phục vụ đời sống ngày càng gia tăng, trong khi nguồn cung chưa đáp ứng kịp - dẫn đến thực trạng các nguồn năng lượng như than, điện... đang ngày càng trở nên khan hiếm, thiếu hụt. Triển khai xây dựng thêm các nhà máy điện, đầu tư khai thác nhiều than hơn không được coi là giải pháp hữu hiệu, bởi áp lực về gánh nặng chi phí và ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng nói chung, năng lượng điện nói riêng là yêu cầu thiết thực, dễ thực hiện và khả thi. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu có ý thức tiết kiệm, Việt Nam có thể tiết kiệm được 15% - 35% tổng công suất điện hiện nay. Ở các nước trên thế giới, tăng trưởng 1% GDP thì điện cũng chỉ tăng 1%, còn Việt Nam đang tăng gấp đôi, GDP tăng khoảng 6% mà điện tăng tới 13% -14%/năm.


 dien.jpg


Nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào cho biết: nếu tiết kiệm được 20% năng lượng/năm thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được khoảng 1.000MW, trong khi để xây dựng 1 nhà máy điện 1.000MW cần đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, tương đương với tiết kiệm khoảng 1,5 tỷ USD/năm. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được ban hành từ nhiều thập niên. Tiết kiệm không chỉ là còn là ý thức mà trở thành hiển nhiên, tất yếu trong đời sống của mỗi ngườâi dân, doanh nghiệp và cộng đồng. Ở Việt Nam, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn gần một tháng nữa mới đi vào thực tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những điều được quy định trong luật, thậm chí có người chưabiết có Luật này.

 

Theo đại diện Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công thương: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định rõ từng đối tượng sử dụng năng lượng cụ thể, như việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng, chiếu sáng công cộng, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, dịch vụ và hộ gia đình. Trong đó quy định, những doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phải chịu sự quản lý bắt buộc của luật, phải xây dựng các kế hoạch quản lý năng lượng, xây dựng báo cáo định kỳ, tổ chức kiểm toán năng lượng định kỳ 3 năm/lần…

 

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ 1.1.2011, thể chế hóa đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đồng thời điều chỉnh các hoạt động sử dụng năng lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của toàn xã hội, từng bước nâng cao phạm vi quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Thời gian từ nay đến khi thi hành Luật chỉ còn gần 1 tháng. Vì vậy, cần tuyên truyền, phổ biến Luật sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân.Vì đây là những đối tượng đóng vai trò quan trọng, đã được phân định trách nhiệm cụ thể trong Luật.

 

Nguyên Long