Friday, 15/11/2024 | 21:45 GMT+7
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục đích triển khai sâu rộng việc thực hiện TKNL trên địa bàn, UBND Tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều biện pháp tuyên truyền hiệu quả, nhiều hoạt động đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt.
Trong giai đoạn 2006 – 2010 Sở Công Thương Đồng
Tháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chỉ thị, quyết định, công văn quy
định, hướng dẫn việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn.
Lớp tập huấn TKNL của Chương trình MTQG về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Tính đến hết năm 2009, Đồng Tháp đã biên soạn hoàn chỉnh nội dung tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện TKNL trên hệ thống Phát thanh – tuyền hình, báo chí trên toàn tỉnh. Tổ chức thành công 7 cuộc hội thảo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực: dân dụng, chiếu sáng công cộng, sản xuất trong đó nhiều hội thảo được tổ chức do tự huy động kinh phí từ các doanh nghiệp. Đặc biệt, Đồng Tháp đã xây dựng được Phòng trưng bày các sản phẩm TKNL nhằm giới thiệu, phổ biến rộng rãi các sản phẩm và các giải pháp TKNL.
Ngoài ra, Điện lực Đồng Tháp là đơn vị kinh doanh điện nhưng cũng đã phối hợp tốt trong việc tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Năm 2008 và 2009, Điện lực Đồng Tháp đã liên tục tổ chức các buổi diễn văn nghệ tuyên truyền tiết kiệm điện tại 12 huyện, thị, thành phố.
Đơn vị này cũng đã tham gia bán hỗ trợ giá 20.000 bóng
đèn compact để phân bổ đến hộ sử dụng điện trên địa bàn tỉnh nhằm thay thế dần
các bóng đèn sợi đốt có công suất lớn nhưng hiệu suất thấp; hỗ trợ đầu tư 1
triệu đồng/ hộ cho 12 hộ dân có nhu cầu sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt
trời.
Hội thảo trao đổi về giải pháp TKNL là cơ hội để các doanh nghiệp Đồng Tháp trao đổi về kinh nghiệm TKNL
Về công tác hỗ trợ, kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn trên địa bàn, Ông Lê Hữu Dư – Phó giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp cho biết, giai đoạn 2006 -2010, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về thực trạng TKNL tại Đồng Tháp đã được triển khai và ứng dụng. Kết quả là đã khảo sát và kiểm toán năng lượng cho 10 doanh nghiệp tiêu biểu thuộc các ngành sản xuất kinh doanh của tỉnh, nhu cầu sử dụng điện trong hộ gia đình; khảo sát hệ thống chiếu sáng công cộng các đô thị, hệ thống các trạm bơm điện…
Theo ông Dư, tiềm năng TKNL trong các ngành đông lạnh, chế biến thủy sản, chế biến lương thực, sản xuất nước đá tại Đồng Tháp khoảng 185 TOE (tấn dầu quy đổi) tương đương có thể giảm phát thải ra môi trường 1.078 tấn CO2.
Trong năm 2009, Trung tâm Khuyến công & Tư vấn phát triển Công nghiệp Đồng Tháp đã phối hợp với Ban quản lý Dự án PECSME thực hiện kiểm toán năng lượng cho 7 doanh nghiệp; hỗ trợ lập dự án lò gạch đốt trấu cải tiến và dự án lò gạch đốt trấu liên tục kiểu đứng, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ xây dựng thành các mô hình mẫu để các cơ sở, doanh nghiệp gạch ngói trên địa bàn tỉnh có điều kiện tham khảo, ứng dụng chuyển đổi công nghệ đốt
Trung tâm đã phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương hỗ trợ kinh phí chuyển đổi công nghệ từ lò gạch đốt trấu truyền thống sang lò gạch đốt trấu cải tiến cho cơ sở lò gạch 9 Bi. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là mô hình công nghệ mới cần được nhân rộng.
Theo kết quả thống kế từ Sở Công Thương Đồng Tháp, trong 3 năm từ 2007 -2009, các hoạt động TKNL đã tiết kiệm được trên 35 nghìn Kwh điện, vượt 112% chỉ tiêu đề ra, tương đương tiết kiệm được khoảng 359 tấn dầu quy đổi, giảm phát thải ra môi trường gần 2 nghìn tấm C02.
Trong năm 2010, Đồng Tháp phấn đấu đạt 100% kế hoạch mục
tiêu đề ra bao gồm: lập dnah mục quản lý các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng
điểm trên địa bàn tỉnh; Kiểm toán năng lượng và tư vấn giải pháp tiết kiệm năng
lượng cho 2 doanh nghiêp; tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền thực hiện
TKNL cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chỉ tính riêng hệ thống chiếu sáng trên địa bàn Đồng Tháp, tiềm năng tiết kiệm điện có thể đến 25%. Với điện năng tiêu thụ hàng năm trên địa bàn tỉnh khoảng 5,9 triệu kWh, nếu thực hiện tốt các giải pháp tiết giảm thì có thể tiết kiệm khoảng 1 triệu kWh, tương đương 1,3 tỷ đồng.
Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, theo ông Dư, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Trong giai đoạn tới, để đạt được chỉ tiêu đề ra, Đồng Tháp tỉnh cần bổ sung một số chế tài cần thiết để việc triển khai đạt hiệu quả cao hơn, tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó việc hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật để xây dựng các mô hình trình diễn mang tính chất thực tiễn trong cuộc sống và sản xuất là rất cần thiết, có như thế việc tuyên truyền, phổ biến mới có sức thuyết phục cao.
Trần Linh