Saturday, 09/11/2024 | 08:48 GMT+7
Dự án khí sinh học Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hợp tác với Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV khởi xướng từ năm 2003 với
mục tiêu táo bạo: biến chất thải thành nguồn năng lượng sạch thông qua sử dụng
công nghệ khí sinh học. Mục tiêu của chương trình là xây dựng 168.000 công
trình khí sinh học vào cuối năm 2012 và qua đó đưa ra mô hình nhân rộng cho
đông đảo người dân.
Sử dụng biogas làm nhiên liệu cho động cơ nhỏ ở Đà Nẵng
Từ năm 2003 đến năm 2009, hơn 78.000 công trình khí sinh học
đã được xây dựng, mang lại lợi ích cho hơn 390.000 người dân, cho thấy chương
trình đang đi đúng mục tiêu đề ra. Sự thành công của dự án xuất phát từ chiến lược
đơn giản nhưng hiệu quả, đó là kết hợp đào tạo các nhóm xây dựng Khí Sinh học
chuyên nghiệp với chiến dịch tiếp thị và tuyên truyền rộng rãi được thiết kế nhằm
kích cầu.
Nếu ước tính mỗi công trình khí sinh học giảm được hơn 2 tấn
khí thải cácbon mỗi năm nhờ thay thế nhiên liệu hóa thạch và củi đun, thì cho
đến cuối năm 2009, dự án này đã giảm lượng khí thải cácbon được khoảng 167.000
tấn / năm.
Giải thưởng Ashden về Năng lượng Bền vững được sáng lập năm 2001, nhằm khuyến khích việc sử dụng rộng rãi năng lượng bền vững của địa phương để giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo. Cho đến nay, giải thưởng đã trao cho hơn 120 cá nhân và tổ chức của Anh và các nước đang phát triển.
Thúy Hằng