Saturday, 09/11/2024 | 04:17 GMT+7
Khi lượng điện cung cấp nhờ sức gió trở nên hạn chế, Châu Âu có thể sẽ phải dựa vào các hồ thủy điện của Na Uy để vận hành trong tương lai. Ở lục địa này, từ lâu mọi người đã coi Na Uy như nguồn cung cấp năng lượng xanh – tuy nhiên, trên thực tế, liệu quan điểm này là phù hợp?
Trung tâm Chiến lược môi trường về năng lượng tái tạo(CEDREN) của Na Uy đang tiến hành dự án mang tên HydroPEAK với mục đích điều tra sự thực về khả năng giúp bù đắp lượng điện năng thiếu hụt cho toàn Châu Âu.
Theo Hội đồng năng lượng và thủy điện Na Uy(NVE), quốc gia này không thể giúp cân bằng mức cung và cầu về điện của Châu Âu. Mức cầu về điện đang ngày càng vượt quá mức cung.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thuộc dự án HydroPEAK, thử thách lớn nhất lại không nằm ở quy mô lượng thiếu hụt điện quá lớn của Châu Âu trong tương lai mà nằm ở những thay đổi nhanh chóng đang tạo áp lực lên toàn bộ hệ thống điện của Na Uy từ thay đổi về môi trường sinh học của bể chứa nước đến sự dao động công suất điện trong mạng lưới.
Đã từ lâu, môi trường sinh học của bế chứa đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, trong tương lai, những thay đổi trong hệ thống điện sẽ ngày một trở nên rõ nét hơn, đem lại những nguy cơ khó lường.
Một hậu quả có thể xảy ra là việc khó có thể cung cấp điện được liên tục với cường độ ổn định. Tương tự, các kênh dẫn nước từ bể chứa tới các tua-bin có thể bị sạt lở do những chênh lệch lớn trong áp suất nước lên thành bể.
Giáo sư Killingtveit và các đồng nghiệp trong dự án HydroPEAK đặt ra câu hỏi: “Việc sử dụng hệ thống thủy điện điện để bù đắp lượng điện thiếu hụt sẽ tạo ra những ảnh hưởng xấu tới các bể chứa nước ở Na Uy. Liệu chúng ta sẽ chịu đựng được đến mức nào?”
Hoàng Lan (theo ciencedaily.com)