Saturday, 16/11/2024 | 21:49 GMT+7

Than sinh học - vật liệu xanh cho siêu tụ điện

18/06/2011

Siêu tụ điện thường được sử dụng trong pin mặt trời nhằm thu năng lượng một cách nhanh chóng từ mặt trời. Tuy nhiên, loại vật liệu chúng sử dụng vừa đắt tiền, lại không bền vững. Trong khi đó, than sinh học là nguồn thay thế xanh và rẻ. Nó là sản phẩm phụ của quá trình nhiệt phân trong sản xuất nhiên liệu sinh học. Việc sử dụng nhiên liệu sinh học tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng lượng than sinh học.

Nhóm sinh viên tại Viện công nghệ Stevens (New Jersey) đang phát triển loại siêu tụ điện sử dụng điện cực chế tạo từ than sinh học, một loại vật liệu “xanh”, giá rẻ.

 

Siêu tụ điện thường được sử dụng trong pin mặt trời nhằm thu năng lượng  một cách nhanh chóng từ mặt trời. Tuy nhiên, loại vật liệu chúng sử dụng vừa đắt tiền, lại không bền vững. Trong khi đó, than sinh học là nguồn thay thế xanh và rẻ. Nó là sản phẩm phụ của quá trình nhiệt phân trong sản xuất nhiên liệu sinh học. Việc sử dụng nhiên liệu sinh học tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng lượng than sinh học.


 biochar.jpg


Nhóm sinh viên đã chứng minh được tính khả thi của than sinh học với vai trò là nguyên liệu thay thế cho than hoạt tính vẫn sử dụng làm điện cực trước đây. Theo tiến sĩ Lee, Giáo sư kĩ thuật hóa học và khoa học vật liệu tại George Meade Bond, cố vấn cho nhóm sinh viên nghiên cứu, “Kết quả này của nhóm nghiên cứu mới chỉ là bước đầu, chúng tôi mới chỉ tiếp cận được một bước nhỏ, nhưng xét về mặt tiềm năng, nó là một bước quan trọng đối với việc nhận thức về tương lai của năng lượng bền vững trong vòng vài thập kỉ tới”.

 

Than sinh học có thể lấy từ hoa gậy vàng, thông qua quá trình bảo vệ giao thức liên mạng, loại bỏ hầu như tất cả các chất hữu cơ, kim loại và các tạp chất. Vaccari, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Đây là cách phương pháp sản xuất bền vững hơn than hoạt tính”. Một ưu điểm vượt trội khác của than sinh học là không độc hại và không gây ô nhiễm đất khi thải bỏ. Nhóm nghiên cứu ước tính rằng giá thành của than sinh học chỉ bằng một nửa than hoạt tính, nhưng lại bền vững hơn bởi nó tái sử dụng các phế phẩm từ quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học.

 

Theo Van Strader, một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, “Sử dụng loại công nghệ này, chúng ta có thể giảm được chi phí sản xuất siêu tụ điện bằng cách giảm chi phí dành cho điện cực”.

 

Lê My (theo solarnovus.com)