Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ Georgia và đại học Purdue đã tiến hành phát triển loại pin hữu cơ năng lượng mặt trời có nguồn gốc từ thực vật, cây cỏ.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra rằng pin quang điện hữu cơ (OPV) có thể sản xuất được từ tinh thể nano xenlulozo. Loại pin này dễ dàng tái chế khi hết năng lượng chỉ cần nhúng trong nước.
Theo như kết quả được công bố mới đây trên tạp chí báo cáo khoa học, pin hữu cơ năng lượng mặt trời có hiệu quả tiết kiệm điện năng tới 2.7%, con số mà chưa từng loại pin nào được sản xuất từ nguyên liệu thô có thể đạt đến.
Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng tinh thể nano xenlulozo dung để chế tạo pin năng lượng mặt trời không có màu sắc, chúng trong suốt và cho ánh sáng đi qua trước khi được hấp thụ bởi 1 lớp bán dẫn hữu cơ. Trong quá trình tái tạo, pin năng lượng mặt trời được ngâm trong nước ở nhiệt độ phòng. Chỏ trong vài phút, tinh thể nano xenlulozo sẽ tan ra và pin năng lượng mặt trời dễ dàng tách khỏi những chất chính hợp thành.
Pin hữu cơ năng lượng mặt trời có thể tái chế
“Sự phát triển và ứng dụng của các chất hữu cơ trong công nghệ năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục được cải thiện và đây sẽ là nguồn thông tin chỉ dẫn cho các dự án của nhiều kỹ sư trong tương lai.” Giáo sư Bernard Kippelen ngành kỹ thuật, viện công nghệ Georgia cho biết. “Nhưng pin hữu cơ năng lượng mặt trời cần đảm bảo yếu tố có thể tái sử dụng được. Nếu không chúng ta chỉ đang giải quyết một vấn đề là bớt phụ thuộc vào xăng dầu, và lại tạo ra một vấn đề khác, công nghệ dung để tạo ra năng lượng từ những nguồn có thể phụ hồi nhưng chúng lại không thể tái sử dụng khi hết pin.”
Giáo sư Bernard đồng thời là giám đốc trung tâm công nghệ Georgia trong lĩnh vực quang điện hữu cơ.
“Các bước tiếp theo của chúng tôi đó là phải tiếp tục nâng cao hiệu quả tiết kiệm năng lượng thêm 10% bằng với số lượng mà pin năng lượng mặt trời sản xuất từ kính hoặc dầu mỏ tiết kiệm được” giáo sư nói.
Thanh Thao Theo solarserver.com