Friday, 15/11/2024 | 21:24 GMT+7

Tái chế cặn dầu

01/06/2013

Đây là quy trình đã được Trường đại học bách khoa TP.HCM nghiên cứu đề xuất, góp phần giải quyết tồn đọng cặn dầu, tác động xấu đến môi trường.

78cb53d02_images_4.jpgĐây là quy trình đã được Trường đại học bách khoa TP.HCM nghiên cứu đề xuất, góp phần giải quyết tồn đọng cặn dầu, tác động xấu đến môi trường. Cụ thể, chất thải cặn dầu có được khi súc vét sẽ tập kết vào bể chứa được xây bằng bê tông cốt sắt có lớp chống thấm, chống rò rỉ để loại trừ triệt để khả năng thẩm thấu dầu cặn ra ngoài. Bể này được bố trí ở một khoảng cách an toàn đối với các nguồn điện, nơi sinh hoạt của công nhân và có mái che tránh mưa nắng nhằm hạn chế sự bay hơi các phần nhẹ. Từ bể chứa, tùy thuộc trạng thái cặn dầu được đưa lên máy gia nhiệt bằng nhiều cách khác nhau. Ở thiết bị gia nhiệt, cặn dầu sẽ được đun nóng đến 70 – 800 C. Ở nhiệt độ này, cặn dầu hóa lỏng, độ nhớt giảm giúp cho các công đoạn sau đó thực hiện dễ dàng hơn. Cấp nhiệt bằng điện năng qua dây điện trở. Điện thế được điều chỉnh sao cho nhiệt độ của dây điện trở không quá 1000 C nhằm tránh xảy ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ trong thiết bị.
 
Để tăng cường quá trình truyền nhiệt, trong thiết bị gia nhiệt có lắp cánh khuấy dạng khung bản. Thiết bị được trang bị bộ ngưng tụ phần nhẹ dễ bay hơi của cặn dầu đã hạn chế khả năng bay hơi của chúng, tránh gây ô nhiễm không khí. Cặn dầu lỏng từ thiết bị truyền nhiệt chảy theo thế năng qua máy lọc chân không. Màng lọc ở đây là một lưới kim loại và được giữ 7000 C để tránh cặn dầu đông đặc. Quá trình lọc được điều chỉnh ổn định nhờ bơm chân không. Bơm này có thể tạo áp suất chân không đến 10 mmHg. Sau một thời gian làm việc, các lỗ trên lưới lọc bị bít kín, nếu muốn quá trình hoạt động liên tục hay tăng năng suất cần trang bị một số máy lọc giống nhau. Giữ nhiệt ổn định cho máy lọc bằng điện năng, tiếp nhiệt bằng điện trở. Phần bã tách ra từ máy lọc chân không cong ngậm nhiều dầu, dễ cháy, được các lò gạch, lò gốm tiêu thụ dùng để đốt kèm với củi. Sau khi lọc, cặn dầu được cho qua thiết bị tách nước. Do chênh lệch tỷ trọng, nước tách khỏi dầu và lắng xuống đáy sẽ được thải ra ngoài.

Dầu lỏng được cho vào thiết bị khuấy trộn. Thiết bị trộn có cơ cấu tương tự như thiết bị gia nhiệt, nhưng không có hệ thống dây điện trở và cánh khuấy có dạng mái chèo để tạo dòng chuyển động hướng trục. Cơ cấu khuấy có vận tốc quay lớn để tạo ra sự đồng nhất cho hỗn hợp nhiên liệu. Phụ gia chứa trong bồn nhờ bơm định lượng dẫn vào thiết bị khuấy trộn. Phần nước tách ra khỏi dầu chứa vào bể ổn định và sau đó sẽ được xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên. Phần cặn lọc lấy ra ở thiết bị lọc được cho vào khuôn tạo hình làm nhiên liệu rắn (đạt nhiệt độ 60 – 700 C). Sau đó, làm nguội bằng không khí hoặc nước lạnh, rồi tách khuôn, vô bao và nhập kho. Nhiệt độ của tất cả các quá trình gia nhiệt, lắng lọc được khống chế ở nhiệt độ 70 – 800 C nhờ bộ điều khiển tự động. Vật liệu rắn tạo nhiệt có thể tái sử dụng làm chất đốt trong các nhà máy sản xuất.

Theo Khoa Học Phổ Thông