Friday, 15/11/2024 | 15:38 GMT+7

Vi khuẩn biến đổi gen chuyển hóa xenlulo thành nhiên liệu isobutanol

20/09/2013

Các nhà khoa học tại trường Đại học California, Los Angeles, Hoa Kỳ đứng đầu là GS James Liao đã tạo ra một loại vi khuẩn biến đổi gen và sử dụng nó để chuyển đổi trực tiếp nguyên liệu thực vật thành isobutanol.

Trong quá trình tìm kiếm các nhiên liệu sinh học giá rẻ, các nhà khoa học tại trường Đại học California, Los Angeles (UCLA), Hoa Kỳ đứng đầu là GS James Liao đã tạo ra một loại vi khuẩn biến đổi gen và sử dụng nó để chuyển đổi trực tiếp nguyên liệu thực vật thành isobutanol. Đây là lần đầu tiên, isobutanol được sản xuất trực tiếp từ xelulo bằng phương pháp xử lý sinh học củng cố (consolidated bioprocessing).

GS James Liao về kỹ thuật hóa và phân tử sinh học tại trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng thuộc UCLA cho biết: không như ethanol, isobutanol có thể pha trộn với xăng theo bất cứ tỷ lệ nào nên không cần thiết bị chuyên dụng cho thùng xăng hoặc xe. Do vậy, có thể sử dụng trực tiếp isobutanol cho động các động cơ hiện có mà không cần phải thay đổi.

7512edac9_dung_nhienlieu213.jpg
 
So với ethanol, các nhiên liệu có nồng độ cồn cao hơn như isobuthanol là ứng cử viên sáng giá thay thế xăng vì chúng có mật độ năng lượng, giá trị octan và áp suất hơi Reid, đơn vị đo độ bay hơi, gần giống xăng.
 
Mặc dù sinh khối xenlulô như rơm của cây ngô và cỏ switchgrass dồi dào và giá rẻ, nhưng sử dụng chúng để sản xuất nhiên liệu sinh học lại khó khăn hơn rất nhiều so với dùng cây ngô và cây mía. Để tạo ra những chuyển hóa có thể, GS Liao và Wendy Higashide tại UCLA và các nhà nghiên cứu Yongchao Li, Yunfeng Yang tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Rigde đã biến đổi gen chủng Clostridium cellulolyticum, một vi khuẩn bản địa phân hủy xenlulô có khả năng tổng hợp isobutanol trực tiếp từ xenlulô.
 
Theo GS Liao, trong tự nhiên, không có vi sinh vật nào được xác định có tất cả các đặc trưng cần thiết cho ý tưởng này nên họ phải biến đổi gen chủng vi khuẩn vì mục đích này. Trong số nhiều ứng cử viên, cuối cùng nhóm nghiên cứu đã lựa chọn chủng vi khuẩn Clostridium cellulolyticum đầu tiên được tách từ cỏ thối rữa để tăng sản lượng etanol.
 
Nghiên cứu này mở ra giai đoạn cho các nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật biến đổi gen của các vi sinh vật khác cho quá trình xử lý sinh học củng cổ.

Theo http://www.ens-newswire.com