Saturday, 16/11/2024 | 02:19 GMT+7

Khai thác năng lượng sóng theo phương pháp mới

19/03/2014

Cho đến nay đã có nhiều tổ chức trên thế giới khai thác năng lượng của sóng biển làm năng lượng tái tạo theo những cách khác nhau, nhưng chưa tổ chức nào lại khai thác từ đáy biển như cách của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California: dùng thảm đặt dưới đáy biển.

Cho đến nay đã có nhiều tổ chức trên thế giới khai thác năng lượng của sóng biển làm năng lượng tái tạo theo những cách khác nhau, nhưng chưa tổ chức nào lại khai thác từ đáy biển như cách của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California: dùng thảm đặt dưới đáy biển. Hệ thống thảm đặt dưới đáy biển này được lấy ý tưởng từ lớp bùn đáy biển.

b9b7eee3c_tai_xuong_6.jpg

Bùn dưới đáy biển được biết đến với khả năng hấp thu tác động của những con sóng dưới đại dương. Khi một cơn bão mạnh tấn công Vịnh Mexico, các ngư dân bản địa biết đáy đại dương phủ đầy bùn sẽ đóng vai trò như một bề mặt phụ, mềm hơn giúp giảm tác động của sóng và giảm mức độ bão. Từ hiện tượng này, nhóm nghiên cứu của Đại học đến California đã thiết kế một hệ thống trong đó năng lượng không chỉ được hấp thu mà còn được chuyển đổi thành năng lượng hữu dụng.
 
Một tấm thảm cao su lđược đặt bên trên các bộ truyền động thủy lực, xi-lanh và máy bơm, để tiếp nhận chuyển động của các cơn sóng tới. Khi di chuyển lên và xuống, tấm thảm tạo ra áp lực nước trong các xi-lanh khiến nước được dẫn ngược vào bờ để chuyển đổi thành năng lượng hữu dụng.
 
Các thử nghiệm được thực hiện tại Đại học California cho thấy tấm thảm có khả năng hấp thu hơn 90% năng lượng sóng. Theo các nhà nghiên cứu, một tấm thảm có diện tích 1m2 có thể tạo ra năng lượng điện đủ dùng cho 2 hộ dân tại Hoa Kỳ. Nếu tấm thảm có diện tích 100 m2 sẽ có thể cung cấp năng lượng tương đương một sân bóng đá diện tích 6400 m2 được bao phủ bởi các tấm pin mặt trời.
 
PGS Reza Alam, Khoa kỹ thuật cơ học tại tại Đại học California, cho biết: "Chúng tôi có kế hoạch thử nghiệm hệ thống này trên biển trong vòng hai năm tới và hy vọng rằng hệ thống sẽ sẵn sàng để thương mại hóa trong 10 năm tới".

Theo Gizmag