Monday, 18/11/2024 | 09:20 GMT+7
Một mặt đứng hai lớp bao gồm lớp bên ngoài, thường làm hoàn toàn bằng kính, dày, cứng; và một lớp bên trong tạo nên một mặt đứng thứ hai, có khoảng trống ở giữa. Trong đại đa số trường hợp, lớp bên trong không nhất thiết phải là kính. Độ rộng của khoảng thông gió này có thể từ 200 cm đến hơn 2 m tuỳ thuộc chức năng của lớp kính.
Một trong những lợi ích chính của giải pháp sử dụng hệ thống mặt đứng hai lớp là cho phép thông gió một cách tự nhiên. Có thể lắp đặt thêm bộ phận bức xạ nhiệt bên cạnh và làm thêm các cửa sổ bên trong để cho văn phòng được biến đổi linh hoạt.
Tuỳ thuộc vào điều kiện khác nhau của khí hậu, mục đích, vị trí và kiểu của toà nhà để xây dựng các giải pháp mặt đứng hai lớp khác nhau nhằm cung cấp không khí tươi, tự nhiên cho toà nhà trước và trong giờ làm việc. Việc lựa chọn kiểu cho mặt đứng hai lớp sẽ có tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng không khí và nhiệt độ bên trong toà nhà. Nếu thiết kế đúng cách, sự thông gió tự nhiên sẽ giúp làm giảm tiêu thụ nhiên liệu và tăng sự thuận lợi cho người sử dụng.
Mặt đứng hai lớp sẽ tạo khả năng cách âm tốt, giảm bớt mức độ tiếng ồn gây ra từ bên ngoài, cách nhiệt hiệu quả trong mùa đông, làm giảm tốc độ của luồng không khí lưu thông. Nhiệt độ tăng lên trong khu vực thông giữa hai lớp kính sẽ làm giảm sự mất nhiệt trên bề mặt và cả khu vực. Trong nhiều trường hợp, để làm ấm công trình, người ta còn dùng hệ thống tấm chớp cửa sổ ngay bên trong những khoảng trống.
Còn trong mùa hè, luồng không khí nóng bên trong khu vực thông giữa hai lớp mặt đứng sẽ được rút bớt ra nhờ hệ thống quạt gió hoặc nhờ việc thông gió tự nhiên. Vấn đề nhiệt độ tăng quá cao có thể xảy ra trong mùa hè cũng sẽ được giải quyết nhờ giải pháp sử dụng một lớp ngoài có cửa sổ có thể hoàn toàn mở ra được, mặc dù giải pháp này sẽ làm giá xây dựng tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, khi trời nóng, khoảng không bên trong toà nhà có thể bị quá nóng. Giải pháp sử dụng mặt đứng hai lớp sẽ tiết kiệm được năng lượng trong việc làm mát văn phòng, nhờ thông gió tự nhiên nên nhiệt độ bên trong toà nhà sẽ thấp hơn vào ban đêm và sáng sớm, đồng thời chất lượng không khí cũng được cải thiện.
Nếu các thiết bị này được lắp đặt trong khu vực thông giữa hai lớp mặt đứng thì các thiết bị chiếu sáng hoặc che nắng sẽ được bảo vệ tốt hơn, do tránh được mưa, gió. Ngoài ra, những toà nhà cao tầng sẽ giảm rất nhiều áp lực của gió thổi.
Sử dụng mặt đứng hai lớp còn tạo được trường phái thiết kế kiến trúc rõ ràng, sáng sủa. Khoảng không gian giữa hai lớp này có thể sử dụng thành lối thoát hiểm khi hoả hoạn xảy ra.
Nguồn: Đô thị